Sau khi ly hôn đương nhiên tước quyền làm cha của chồng cũ

Chủ đề   RSS   
  • #590143 27/08/2022

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Sau khi ly hôn đương nhiên tước quyền làm cha của chồng cũ

    Có rất nhiều trường hợp ly hôn, cha, mẹ có thể không gặp nhau, thậm chí một trong hai bên có quyền nuôi con ngăn cấm việc này. Tuy nhiên, đặt ra vấn đề mối quan hệ đó tức là làm cha hay làm mẹ có bị tước quyền hay không, mà tại sao lại bị hạn chế những cuộc gặp mặt đó.

    Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

     
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
     
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
     
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
     
    Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
     
    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
     
    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
     
    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
     
    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
     
    Căn cứ Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
     
    1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
     
    2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
     
    Như vậy, theo những quy định trên thì sau ly hôn bạn không thể tước quyền làm cha. Dù đã ly hôn thì người không trực tiếp nuôi nuôi vẫn có quyền được thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Việc muốn tước quyền làm cha liên quan mối qun hệ này là không thể vì điều đấy là vi phạm pháp luật.
     
     
    778 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590158   27/08/2022

    Sau khi ly hôn đương nhiên tước quyền làm cha của chồng cũ

    Cám ơn bài viết của tác giả! Trong trường hợp người cha lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người mẹ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Nếu người cha thuộc một trong các trường hợp: (1) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; (2) Phá tán tài sản của con; (3) Có lối sống đồi trụy; (4) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì bạn có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha đối với con bạn theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

     
    Báo quản trị |  
  • #591833   29/09/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Sau khi ly hôn đương nhiên tước quyền làm cha của chồng cũ

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Để nói về quyền làm cha, làm mẹ thì nó giống như là quyền cá nhân của một người. Dù có là ly hôn hay là không trực tiếp nuôi dưỡng thì quyền làm cha, quyền làm mẹ không thể bị tước đi bởi một ai. Không còn tình thì còn nghĩa trừ trường hợp lợi dụng việc thăm nom để làm những điều trái với pháp luật hoặc là người đấy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em thì có thể bị tước quyền làm cha, làm mẹ của người đấy.

     
    Báo quản trị |  
  • #592044   30/09/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Sau khi ly hôn đương nhiên tước quyền làm cha của chồng cũ

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Mối quan hệ cha - con là mối quan hệ huyết thống. Việc ly hôn chỉ là chấm dứt mối quan hệ vợ chồng hợp pháp . Hai vấn đề này là khác nhau. theo đó, sau khi ly hôn mà mẹ là người trực tiếp nuoi dưỡng thì cha vẫn có quyền thăm nom, chăm soc, nuôi dạy, chu cấp cho con. Người dân cần biết đến thoog tin này để tránh trường hợp sau khi ly hôn thì tự ý ngắn cản quyền chăm sóc con của cha qua vấn đề tước quyền làm cha.

     
    Báo quản trị |  
  • #595114   30/11/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Sau khi ly hôn đương nhiên tước quyền làm cha của chồng cũ

    Cảm ơn thông tin hữu ích của bạn! Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái không phụ thuộc cha mẹ, cha mẹ có quyền được thăm nuôi con khi không trực tiếp nuôi con. Con được quyền hưởng sự yêu thương đầy đủ từ cha mẹ. Quyền làm cha chỉ bị tước khi người Cha có những hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người con nghiêm trọng và bị tước bởi quyết định của Tòa án.

     
    Báo quản trị |  
  • #596371   30/12/2022

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Sau khi ly hôn đương nhiên tước quyền làm cha của chồng cũ

    Mình cám ơn những chia sẻ của bạn. Dù có ly hôn thì vẫn không thể tước quyền làm cha, người cha vẫn có quyền chăm sóc, thăm non, giáo dục con mình, như tình mẫu tử, đây cũng là tình cảm rất thiêng liêng. Pháp luật quy định việc tước quyền làm cha là hành vi vi phạm pháp luật thể hiện giá trị rất nhân văn của hệ thống pháp luật nước ta.

     
    Báo quản trị |