Sau cải cách tiền lương, phụ cấp ưu đãi nhà giáo thay đổi thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #607690 22/12/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1699 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Sau cải cách tiền lương, phụ cấp ưu đãi nhà giáo thay đổi thế nào?

    Sau cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, tiền lương giáo viên sẽ thay đổi như thế nào, đặc biệt là phụ cấp ưu đãi nghề? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    (1) Những đối tượng nào được áp dụng phụ cấp ưu đãi nhà giáo?

    Căn cứ tại Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC nêu rõ đối tượng, điều kiện và mức phụ cấp đối với nhà giáo, bao gồm:

    - Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

    - Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

    - Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

    (2) Điều kiện để được áp dụng phụ cấp ưu đãi nhà giáo là gì?

    Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục này đã được chuyển, xếp lương theo  Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. 

    Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;

    Ngoài ra, không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian: Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 24/2023/NĐ-CP;

    Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng; Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;

    Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành; Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

    (3) Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo

    Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về cách tính mức phụ cấp dành cho các giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập như sau:

    Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

    Trong đó, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:

    Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ: Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

    Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

    Theo như quy định trên, năm 2023 mức lương cơ sở để tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo là 1.800.000 đồng/tháng.

    (4) Phụ cấp ưu đãi nhà giáo ảnh hưởng gì sau cải cách tiền lương khi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo?

    Tại tiểu mục d Mục 3 Nghị Quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ như sau:

    Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

    Theo đó, sau cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của giáo viên. Đồng thời tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về cách tính mức phụ cấp dành cho các giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập thì khi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng của giáo viên sẽ mất đi số % (quy theo hệ số) phụ cấp chức vụ lãnh đạo

    Như vậy, có thể giảm phụ cấp ưu đãi của giáo viên do mất đi % (quy theo hệ số) phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)].

    (5) Giáo viên còn được hưởng những loại phụ cấp nào sau cải cách tiền lương?

    Như phân tích ở trên, sau cải cách tiền lương sẽ có những thay đổi với các loại phụ cấp ở mục (4).

    Như vậy, sau cải cách tiền lương, giáo viên có thể sẽ được hưởng các loại phụ cấp sau:

    - Phụ cấp ưu đãi nhà giáo

    - Phụ cấp đặc thù

    - Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật

    - Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

     
    1499 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (24/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận