Sao kê là gì? Những trường hợp nào có thể yêu cầu ngân hàng sao kê?

Chủ đề   RSS   
  • #606796 13/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Sao kê là gì? Những trường hợp nào có thể yêu cầu ngân hàng sao kê?

    Cụm từ sao kê thường được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đặc biệt là sao kê để kiểm tra tính minh bạch trong việc chi tiêu từ tín dụng. Vậy, sao kê là gì? Trường hợp nào có thể yêu cầu ngân hàng sao kê?
     
    sao-ke-la-gi-nhung-truong-hop-nao-co-the-yeu-cau-ngan-hang-sao-ke
     
    1. Sao kê là gì?
     
    Thuật ngữ sao kê chưa được quy định cụ thể trong văn bản quy định pháp luật, tuy nhiên có thể hiểu đơn giản sao kê là việc cá nhân, tổ chức yêu cầu ngân hàng cung cấp một bản tóm tắt các giao dịch tài chính của một tài khoản ngân hàng xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể. 
     
    Ví dụ: Một tổ chức nhân đạo nhận tiền từ thiện từ người dân gửi qua một tài khoản ngân hàng của tổ chức đó, tuy nhiên để biết tổ chức này có sử dụng số tiền từ thiện đúng mục đích hay không thì việc tổ chức này tự thống kê không đáng tin cậy. Do đó, việc sao kê ngân hàng và cung cấp thông tin từ tổ chức tín dụng sẽ đáng tin hơn.
     
    Việc sao kê ngân hàng có thể kiểm tra việc thu và chi tiêu các khoản tiền một cách minh bạch hơn, qua đó giúp người kiểm tra có thể phát hiện các hoạt động đáng ngờ.
     
    2. Những nội dung nào được thể hiện trong sao kê?
     
    Cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp trong bảng sao kê ngân hàng gồm các nội dung sau:
     
    Số tài khoản, địa chỉ nhà, kỳ sao kê, số dịch vụ khách hàng của ngân hàng, cách báo cáo lỗi hoặc hoạt động gian lận, số dư đầu kỳ trong khoảng thời gian, tiền gửi, séc, tiền gửi trực tiếp, chuyển khoản điện tử, thanh toán bị hủy, khoản hoàn trả hoặc tín dụng.
     
    Ngoài ra, còn có rút tiền, mua hàng và thanh toán, chuyển khoản điện tử, rút tiền ATM, thanh toán tự động, phí do ngân hàng tính, tiền lãi hoặc cổ tức kiếm được, số dư cuối kỳ trong khoảng thời gian và một số giao dịch khác có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thêm.
     
    3. Trường hợp nào được phép yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin sao kê?
     
    Thông tin trong bảng sao kê là thông tin mật của khách hàng, việc bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP thì được phép cung cấp thông tin khách hàng bao gồm các trường hợp sau:
     
    - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    + Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
     
    + Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
     
    - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.
     
    Theo quy định trên thì chính chủ tài khoản hoặc người đại diện của khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp bảng sao kê của chính họ, trường hợp cá nhân, tổ chức khác yêu cầu thì phải có sự đồng ý của chính chủ tài khoản hoặc để phục vụ công tác điều tra.
     
    4. Thẩm quyền ký văn bản yêu cầu ngân hàng cung cấp bảng sao kê
     
    Căn cứ Điều 10 Nghị định 117/2018/NĐ-CP văn bản yêu cầu cung cấp thông tin sao kê khách hàng phải do các cá nhân sau đây ký:
     
    - Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra bộ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra; thành viên đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
     
    - Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
     
    - Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên của VKSND các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp theo quy định của pháp luật về kiểm sát nhân dân.
     
    - Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên TAND tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo quy định của pháp luật về tòa án.
     
    - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên các cơ quan điều tra trong hệ thống cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.
     
    - Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị nghiệp vụ trong công an nhân dân, quân đội nhân dân theo thẩm quyền quy định của pháp luật về công an nhân dân, quân đội nhân dân.
     
    - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan thi hành án, chấp hành viên đang tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án.
     
    - Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
     
    - Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
     
    - Cá nhân khác của cơ quan nhà nước được pháp luật có liên quan quy định có thẩm quyền ký văn bản của cơ quan nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng.
     
    7346 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (02/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận