Sao chép bản vẽ kĩ thuật không xin phép có phải là vi phạm Luật sở hữu trí tuệ?

Chủ đề   RSS   
  • #455635 01/06/2017

    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Sao chép bản vẽ kĩ thuật không xin phép có phải là vi phạm Luật sở hữu trí tuệ?

    Mới đây Đào Mạnh Sơn, sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã sử dụng bản đồ vị trí các ga tàu do chính anh vẽ, phía đơn vị này cho biết, hình ảnh được đơn vị lấy từ mạng internet. 

    Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù bản vẽ của anh Sơn, tuy nhiên anh chưa đăng ký bảo hộ quyền tác giả nên chưa được pháp luật bảo hộ.

    Nhân đây, chúng ta về quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả. 

    Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

    Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

    Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm

    - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác

    - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

    - Tác phẩm báo chí

    - Tác phẩm âm nhạc

    - Tác phẩm sân khấu

    - Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự

    - Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

    - Tác phẩm nhiếp ảnh

    - Tác phẩm kiến trúc

    - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học

    - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

    - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

    Nội dung bảo hộ quyền tác giả: Quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân bao gồm: 

    - Đặt tên cho tác phẩm;

    - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    -  Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    Quyền tác giả bao gồm: 

    - Làm tác phẩm phái sinh;

    - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    - Sao chép tác phẩm;

    - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sả trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

    Thời hạn bảo hộ quyền tác giả: 

    - Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.

    - Quyền nhân thân về Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản quy định có thời hạn bảo hộ như sau:

    Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

    Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

    Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

    - Cở sở pháp lý sử dụng: Luật sở hữu trí tuệ 2005 

     
    3462 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455767   02/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Như vậy anh này vẫn được bảo hộ quyền tác giả vì luật nêu rằng "Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ... đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký".  Loại hình tác phẩm thuộc loại "Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học" nên hoàn toàn có thể được pháp luật bảo hộ. Không biết anh này có kiện cáo gì không! ^^

     
    Báo quản trị |  
  • #455790   03/06/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2013 thì hành vi trên được coi là vi phạm luật sở hữu trí tuệ.

    "Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

    6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này...." 

    Trên thực tế khi xảy ra tranh chấp ngĩa vụ Chứng minh thuộc về bên không có đăng ký bảo hộ quyền tác giả. 

    "Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

    3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại."

    Từ đó có thể thấy quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm được sáng tao ..., và không căn cứ vào việc đã đăng ký bảo hộ hay không. Bên cạnh đó nếu xảy ra tranh chấp việc khởi kiện và chứng minh do bên không có đăng ký bảo hộ, để trách lòng vòng và mất quyền lợi tác giả nên bảo hộ ngay từ đầu tránh những tranh chấp không mong muôn xảy ra và việc chứng minh là khá vất vả và mất thời gian.

     

    Cập nhật bởi GHLAW ngày 03/06/2017 09:27:40 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #455805   03/06/2017

    Trước tiên mình rất bất ngờ khi đọc được thông tin này, một dự siêu dự án như đường sát Cát Linh- Hà Đông lại lấy trên internet và là bài nghiên cứu của một sinh viên mà không thông qua hội đồng để duyệt . Về cơ sở pháp lý thì chúng ta thấy rằng ban quản lý đường sắt Cát Linh- Hà Đông thì tại luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định tại khoản 6 điều 28 . Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm avà điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này." và khoản 8 của điều luật này" Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật". 

     
    Báo quản trị |