Sáng chế mật là gì? Một số quy định về sáng chế mật

Chủ đề   RSS   
  • #605594 22/09/2023

    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Sáng chế mật là gì? Một số quy định về sáng chế mật

    Điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định sáng chế mật” là sáng chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

    1. Quy định về đơn đăng ký sáng chế mật

    Điều 48 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về đơn đăng ký sáng chế mật như sau:

    - Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ.

    - Đơn đăng ký sáng chế mật bao gồm các tài liệu sau đây:

    + Các tài liệu theo quy định tại Điều 100 của Luật Sở hữu trí tuệ được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước (trừ chứng từ nộp phí, lệ phí);

    + Văn bản xác nhận đối tượng đăng ký trong đơn là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

    - Đơn đăng ký sáng chế mật được tiếp nhận nếu có các thông tin và tài liệu tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật Sở hữu trí tuệ và tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

    2. Các thủ tục liên quan đến sáng chế mật

    Căn cứ Điều 49 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, các thủ tục liên quan đến sáng chế mật bao gồm:

    - Thủ tục xử lý đơn đăng ký sáng chế mật và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế mật, duy trì, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế mật được thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật Sở hữu trí tuệ.

    - Đơn đăng ký sáng chế mật được thẩm định nội dung trong thời hạn không quá 18 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

    - Văn bản nêu ý kiến của người thứ ba hoặc ý kiến phản đối được coi là một nguồn thông tin cho quá trình xử lý đơn đăng ký sáng chế mật.

    - Thủ tục khiếu nại theo quy định tại Điều 119a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) không áp dụng đối với các quyết định, thông báo về đơn đăng ký sáng chế mật và các loại đơn khác liên quan đến sáng chế mật.

    - Đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật không được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

    3. Xử lý đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được giải mật

    Điều 50 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định việc xử lý đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được giải mật như sau:

    - Đơn đăng ký sáng chế mật, văn bằng bảo hộ sáng chế mật được giải mật theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.

    - Trường hợp có căn cứ rõ ràng để cho rằng sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế mật, sáng chế được bảo hộ theo văn bằng bảo hộ sáng chế mật không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo đề nghị người nộp đơn xác định lại sáng chế có phải là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hay không và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn phản hồi về việc này.

    - Đối với các trường hợp giải mật theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải mật theo quy định của pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp và người nộp đơn, chủ văn bằng bảo hộ sáng chế về việc giải mật.

    - Đơn đăng ký sáng chế được giải mật theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 65/2023/NĐ-CP hoặc được người nộp đơn xác định không phải là bí mật nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có ngày nộp đơn là ngày nộp đơn đăng ký sáng chế mật và được tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đối với đơn đăng ký sáng chế.

    - Văn bằng bảo hộ sáng chế được giải mật theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 65/2023/NĐ-CP hoặc được người nộp đơn xác định không phải là bí mật nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có ngày cấp là ngày cấp văn bằng bảo hộ sáng chế mật và các thủ tục liên quan được thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đối với văn bằng bảo hộ sáng chế.

    - Trường hợp được giải mật, đơn đăng ký sáng chế mật và Bằng độc quyền sáng chế mật/Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật đã được giải mật được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày được giải mật.

    Việc sử dụng sáng chế mật được bảo hộ theo quy định tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 phải phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

     
    329 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận