Sản xuất, buôn bán nước rửa tay giả bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #538592 10/02/2020

    pigreen
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/02/2020
    Tổng số bài viết (145)
    Số điểm: 2679
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 229 lần


    Sản xuất, buôn bán nước rửa tay giả bị xử lý như thế nào?

    Theo Vnexpress, ngày 09/02/2020, Công an tỉnh Thái Bình đang tạm giữ hàng nghìn chai nước rửa tay, tinh dầu của Công ty Thiên Y Việt mang nhãn hiệu Rencide III, Hand sanitizer không đảm bảo chất lượng, không có tác dụng kháng khuẩn để phục vụ điều tra hành vi sản xuất hàng giả. Vậy sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý như thế nào?

    Sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký, hoặc nhái lại kiểu dáng của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền.

    Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.

    Theo định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hàng giả là: “Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký”.

    Hiện tại, việc xử lý cá nhân, pháp nhân sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại 02 văn bản pháp luật sau đây:

    *Thứ nhất, tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm. Trong đó, từ Điều 11 đến Điều 15 quy định mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với từng hành vi vi phạm. Đồng thời, Nghị định này còn có quy định về mức phạt tăng thêm trong từng trường hợp cụ thể.

    *Thứ hai, tại Bộ Luật hình sự 2015

    - Điều 192 Bộ Luật hình sự 2015 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và khoản 42 Điều 1 Bộ Luật hình sự sửa đổi 2017 quy định 03 khung hình phạt sau:

    Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với người phạm tội trong các trường hợp quy định tại khoản 1.

    Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội trong các trường hợp được quy định tại khoản 2.

    Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3.

    Hình phạt bổ sung: ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    - Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội được quy định tại khoản 5 Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 và khoản 42 Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017

    Hình phạt bổ sung: ngoài hình phạt chính, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Như vậy có thể thấy, pháp luật hiện tại đã có quy định khá chi tiết về cách xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả gây ảnh hưởng đến quyền lời người tiêu dùng. Tùy từng hành vi, số lượng hàng giả, tính chất của hàng giả và mức độ vi phạm của chủ thể mà sẽ có mức phạt tương ứng.

     

    Cập nhật bởi pigreen ngày 10/02/2020 11:03:36 SA Cập nhật bởi pigreen ngày 10/02/2020 11:01:37 SA
     
    2430 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận