Sai lầm của Dân luật khi xác định hiệu lực của văn bản QPPL

Chủ đề   RSS   
  • #512727 24/01/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Sai lầm của Dân luật khi xác định hiệu lực của văn bản QPPL

    Hướng dẫn xác định tính hiệu lực của văn bản QPPL

    Hiệu lực của văn bản pháp luật là vấn đề quan trọng trong việc quyết định bạn có đang áp dụng đúng luật hay không. Bởi phải biết chính xác văn bản đã có hiệu lực chưa hay còn hiệu lực không thì việc áp dụng văn bản mới đúng và hiệu quả.

    Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

    3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

    Vì vậy khi áp dụng văn bản hết hiệu lực mà không tìm được văn bản thay thế đang có hiệu lực pháp luật hoặc văn bản mới hướng dẫn toàn bộ nội dung những chưa có hiệu lực,... điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện công việc.

    Một sai lầm khi một số người hiểu rằng:

    Khi tra cứu hiệu lực pháp luật thông tin văn bản hiện lên nội dung là “Đã biết” là văn bản ấy còn hiệu lực. Đây là một cách hiểu sai lầm nhé: Thực ra ẩn sau từ “Đã biết” là con số cụ thể mà người ta đã cố tình che đi 

    Sau đây mình sẽ chia sẻ cách mình tự tra cứu, tìm hiểu tính hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:

    Bước 1:  gõ “google” để tìm kiếm “văn bản hướng dẫn...” hoặc “văn bản hướng dẫn hóa đơn điện tử năm 2019” (hoặc mới nhất)

    Ví dụ : “văn bản hướng dẫn hóa đơn điện tử” hệ thống sẽ hiện văn bản cần tìm là Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

    Bước 2: để chắc chắn mình sẽ copy số hiệu và tiêu đề và thực hiện tìm kiếm:

    Hệ thống hiển thị những bài viết liên quan đến văn bản trong số đó sẽ có nội dung đề cập đến việc ngày ban hành, ngày có hiệu lực, thay thế văn bản nào hoặc hướng dẫn cho văn bản nào (nếu có)...và những thông tin quan trọng có thể cần thiết cho bạn

    Ví dụ sau khi tìm kiếm kết quả hiển thị: Cập nhật Nghị định 119/2018/NĐ-CP về bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

    Trong nội dung bài này có nêu ngày ban hành văn bản, cơ quan ban hành văn bản, nội dung chính, thời điểm có hiệu lực,...

    Đây là cách mình thường từng áp dụng khi không có công cụ hỗ trợ.

    Cách khác:

    Để tiết kiệm thời gian cũng như công sức,  tiện tích Lược đồ của văn bản tại THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chính là giải pháp cho bạn, những thông tin về ngày ban hành, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực… được thể hiện cụ thể dựa trên những quy định pháp luật.

    Bạn xem chi tiết tại đây: Cách xác định hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

    Xem thêm: Phương pháp học Luật hiệu quả

     
    4585 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513076   29/01/2019

    coikt
    coikt

    Sơ sinh


    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Cách mình tìm kiếm văn bản khi mà thấy để là đã biết thì mình sẽ vào ô lược đồ trên thanh công cụ đó và nhìn xuống dưới ô văn bản thay thế, nếu thấy nó để số 0 có nghĩa là văn bản vẫn còn hiệu lực còn mà thấy để số 1 hoặc nhiều hơn thì có nghĩa la văn bản đã hết hiệu lực. Đây là mẹo của mình khi tra cứu văn bản 

     
    Báo quản trị |