Ắt hẳn ai cũng đã từng nghe thấy câu nói rượu vào lời ra trên bàn nhậu. Thế nhưng ít ai hiểu rõ được câu rượu vào lời ra nghĩa là gì. Vậy rượu vào, lời ra là gì? Rượu vào, lời ra gây mất trật tự công cộng có bị xử phạt không? Câu hỏi của anh H.T (Long An)
1. Rượu vào, lời ra là gì?
Câu "Rượu vào, lời ra" là một tục ngữ Việt Nam ám chỉ rằng khi một người uống rượu và say xỉn, họ thường mất khả năng kiểm soát và có thể nói ra những điều mà họ không nói khi tỉnh táo. Nói cách khác, rượu có thể khiến người ta bộc lộ những suy nghĩ hoặc cảm xúc thật sự mà họ thường giấu kín.
Đây là một quan sát về cách rượu ảnh hưởng đến hành vi và lời nói của con người, và thường được dùng để cảnh báo về việc nói lời không kiểm soát khi say rượu.
2. Rượu vào, lời ra gây mất trật tự công cộng có bị xử phạt hành chính không?
Căn cứ khoản 2 và khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
+ Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
+ Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
+ Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
+ Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
+ Đốt và thả “đèn trời”;
+ Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
+ Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
+ Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
+ Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Như vậy, hành vi rượu vào, lời ra gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật.
3. Hành vi rượu vào, lời ra gây mất trật tự công cộng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau:
- Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
+ Xúi giục người khác gây rối;
+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, người có hành vi rượu vào, lời ra gây mất trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.