"Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" mang ý nghĩa gì và việc lựa chọn giới tính thai nhi có trái với quy định của luật hay không?
"Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" là gì?
Nghề nông, đặc biệt là nghề trồng lúa luôn là đặc sản nổi bật của ông cha ta. Ruộng lúa là tài sản giá trị nuôi sống cả một gia đình, những mầm lúa, hạt gạo chính là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống chúng ta. Vì vậy, ruộng lúa luôn được ông cha ta quý trọng.
Với câu khẳng định “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng, chúng ta thấy được hình ảnh ruộng sâu, là một gợi ý giúp hình dung về các mảnh ruộng sâu tươi tốt, không phải bỏ quá nhiều công sức để tát nước hay làm cỏ. Hầu hết phân bón hay chất dinh dưỡng nuôi dưỡng đều chảy về nơi ruộng sâu, vì thế việc chăm sóc thảnh thơi hơn so với các mẫu ruộng nông khác.
Với hình ảnh trâu nái, là sự thịnh vượng, mang lại tài lộc cho người nông, bởi trâu nái sẽ để ra chú nghé con, kinh tế cũng từ đó mà phát triển. Vậy nếu so sánh ruộng sâu và trâu nái cũng chẳng bằng con gái đầu lòng, được hiểu ngầm là đề cao việc đẻ con gái đầu, là niềm tự hào của bậc sinh thành. Có gái lớn trong nhà có thể đỡ đần các công việc thay cho bố mẹ khi đi vắng, quán xuyến việc nhà và phụ giúp chăm lo cho đàn em thơ. Chưa dừng lại ở đó, nếu con gái cả trong nhà có đầy đủ công, dung, ngôn, hạnh, được cưới gả vào gia đình danh giá của mang lại tiếng thơm cho cả gia đình, cả dòng họ.
Qua phân tích trên, chúng ta hiểu thêm một ý nghĩa mà từ lâu đã không được làm rõ trong câu nói ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Và cũng trong thời đại ngày nay, việc trọng nam khinh nữ cũng đã giảm dần theo thời gian, sự bình đẳng giữa con cái đã được coi trọng và cải thiện.
Lựa chọn giới tính thai nhi vì muốn sinh con gái đầu lòng là trái luật đúng không?
Qua phân tích câu nói trên, không ít gia đình mong muốn sinh con gái đầu lòng thông qua việc lựa chọn giới tính thai nhi. Vậy lựa chọn giới tính thai nhi có trái luật không?
Dẫn chiếu đến điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định lựa chọn giới tính thai nhi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Đồng thời tại Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP có quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.
- Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, ....
- Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.
Như vậy, trường hợp vì muốn sinh con gái đầu lòng mà lựa chọn giới tính thai nhi thông qua các hình thức như xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm,.... thì đều là trái với quy định của pháp luật.
Hay nói cách khác, mọi hành vi lựa chọn giới tính thai nhi đều là trái luật.
Lưu ý: Tại khoản 1 Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Cụ thể theo quy định này nếu phụ nữ mang thai thực hiện phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tóm lại, câu nói "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" cho thấy rằng việc sinh con gái đầu lòng là phước phần và cũng là niềm tự hào của nhiều cha mẹ.
Tuy nhiên cần lưu ý việc lựa chọn giới tính thai nhi là trái với quy định của pháp luật. Do vậy, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về tác hại của việc lựa chọn giới tính thai nhi và tuân thủ quy định của pháp luật để bảo vệ sức khỏe sinh sản và đạo đức xã hội.