Rủi ro khi nhờ người khác đứng tên “mua nhà, đất giùm”

Chủ đề   RSS   
  • #548176 01/06/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Rủi ro khi nhờ người khác đứng tên “mua nhà, đất giùm”

    Vì nhiều lý do khác nhau mà các cá nhân nhờ người khác đứng tên giùm giấy tờ nhà, đất, do chủ quan và tin tưởng nhau nên việc này đã mang lại không ít rủi ro đối với chủ sở hữu thực.

    Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

    Vậy rủi ro ở đây là gì?

    Thứ nhất, chủ sở hữu thực sự sẽ không có quyền đối với căn nhà, mọi giao dịch liên quan đến ngôi nhà cần thông qua người đứng tên  mặc dù người nhờ đứng tên bỏ tiền ra mua.

    Thứ hai, trường hợp nếu người đứng tên đã có vợ/chồng và được “đứng tên giùm” trong thời kỳ hôn nhân thì nếu có ly hôn mà chưa chuyển đổi quyền sở hữu thì tài sản đó có thể bị chia đôi

    Thứ ba, nếu người “đứng tên giùm” mất thì tài sản đó sẽ được chia thừa kế. Sẽ trở nên phức tạp hơn khi những người thừa kế không thừa nhận giao dịch "nhờ đứng tên" này.

    Để hạn chế rủi ro khi nhờ người đứng tên giùm cần:

    - Cần đưa ra nội dung thỏa thuận hợp lý cho cả hai bên nhằm ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau và cần thiết nên công chứng, chứng thực giấy tờ, hồ sơ có liên quan.

    - Giữ các giấy tờ, văn bản cần thiết liên quan đến giao dịch để chứng minh quyền tài sản (hóa đơn, chứng từ, ghi âm, hình ảnh,...)

     
    3679 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    tglaw (01/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận