Rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông là đúng hay sai?

Chủ đề   RSS   
  • #554925 14/08/2020

    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông là đúng hay sai?

    Tối ngày 13/8/2020 tại Quận Bình Thạnh đã xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng khi nữ tài xế điều khiển xe Camry tông hàng loạt xe máy làm hơn 10 người bị thương. Ngay sau khi gây tai nạn, nữ tài xế đã xuống xe và rời khỏi hiện trường bỏ mặc những người đang bị thương.

    Nữ lái xe Camry gây tai nạn ở Sài Gòn do đạp nhầm chân ga, 23 tuổi

    Câu hỏi đặt ra ở đây là: việc bỏ đi của nữ tài xế có đúng quy định pháp luật hay là tình tiết tăng nặng trong truy cứu trách nhiệm.

    Theo quy định tại Khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 thì bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

    Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều tài xế khi ở lại hiện trường để giúp đỡ người bị hại và giải quyết hậu quả thì bị người dân, người nhà nạn nhân gây gỗ, lăng mạ thậm chí là hành hung gây nguy hiểm đến tính mạng của tài xế, vậy phải làm gì trong trường hợp này?

    Theo quy định tại Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông Trong những trường hợp này, pháp luật cho phép người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan trực tiếp tới vụ tai nạn được phép rời khỏi hiện trường nhưng việc rời khỏi chỉ là tạm thời và sau đó phải đến trình báo với cơ quan công an nơi gần nhất.

    Việc xác định hành vi rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn là đúng quy định pháp luật hay bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cần phải xem xét một cách cẩn thận trước khi đưa ra kết luận.

     
    932 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #555749   26/08/2020

    Khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan đến vụ tai nạn. Sau khi gây ra tai nan, phải có trách nhiệm:

    - Dừng ngay phương tiên, giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị tai nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

    - Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến

    - Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền

     

     
    Báo quản trị |  
  • #555763   26/08/2020

    Thanhulaw94
    Thanhulaw94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2020
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Thực tế có nhiều người gây tai nạn và sau đó rời khỏi hiện trường thậm chí là những trường hợp gây tai nạn với thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên thực tế chế tài đối với hành vi này còn tương đối nhẹ nhàng, chưa được xem xét chặt chẽ. Như tác giả bài đã cung cấp việc xác định hành vi rời khỏi hiện trường nhiều trường hợp phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy việc xử lý còn hạn chế đối với hành vi này.

     
    Báo quản trị |  
  • #568176   26/02/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Pháp luật đã có những chế tài đối với hành vi như thế này. Tuy nhiên, vẫn phải nói thêm đó chính là việc chủ thể gây ra lỗi mà không thực hiện khắc phục hậu quả, bỏ trốn khỏi hiện trường thì cần đáng lên án, thiếu trách nhiệm, vô cảm đã hình thành trước đó mà sựu kiện tai nạn chỉ để bộc lộ tính chất đó mà thôi.

     

     
    Báo quản trị |