Việc chức thực HĐ cho tặng, chuyển nhượng QSD đất

Chủ đề   RSS   
  • #326292 03/06/2014

    hiennv2010

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc chức thực HĐ cho tặng, chuyển nhượng QSD đất

    Kinh chao luật sư!

     

    Hiên nay Việc công chứng hay chứng thực về các hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng QSD đất thì người làm Hợp đồng có quyền lựa chon công chứng tại nơi hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại nơi có đất. Nhưng Tại xã tôi Cán bộ Tư pháp- hộ tịch họ không chứng thực hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng .

    Luật sư cho tôi hỏi

    1. Việc Cán bộ tư pháp không chứng thực Hợpđồng như vậy đúng hay sai ah? trong khi tôi được biết các xã khác trong huyện họ đều chứng thực HĐ cho dân khi có yêu cầu.

    1. Luật sư có thể chỉ cho tôi một vài văn bản quy định về việc công chứng, chứng thực HĐ tặng cho, chuyển nhượng QSD đất được không ah.

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    2581 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #326368   03/06/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước đây, khi hoạt động công chứng chưa được xã hội hóa, số lượng tổ chức công chứng còn rất ít và tập trung nhiều ở các thành phố lớn nên để thuận tiện trong giao dịch dân sự, người dân có quyền lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định trên được thực hiện theo hướng dẫn tạiNghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ Về công chứng, chứng thực.

    Hình thức hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 689 Bộ luật Dân sự 2005 (về hình thức chuyển quyền sử dụng đất nói chung) và Điều 129 Luật Đất đai 2003 là phải được lập thành văn bản, có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước.

    Từ năm 2006, Luật số 82/2006/QH11 Luật Công chứng ra đời đã đánh dấu giai đoạn phát triển mới của hoạt động công chứng cũng như có những thay đổi trong trình tự, thủ tục thực hiện các giao dịch dân sự. Cùng với Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, hai văn bản luật đã phân biệt rõ hai loại hoạt động công chứng và chứng thực. Theo đó, Công chứng là việc Công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ bản chính, chứng thực chữ ký.

    Như vậy, sau khi có sự phân định trên thì UBND cấp xã không còn thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch nữa. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ hành nghề công chứng đang trong giai đoạn hoàn thiện nên việc chuyển giao các hợp đồng, giao dịch sang tổ chức công chứng cần được từng bước thực hiện. Chính vì vậy, Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và chỉ rõ: Để tạo điều kiện cho Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực bản sao, chữ ký theo đúng quy định của nghị định 79/2007/NĐ-CP, đồng thời từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức, Ủy ban nhân cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

    Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp trên đây thì UBND cấp xã chỉ được chứng nhận hợp đồng, giao dịch nếu trên địa bàn đó chưa có tổ chức công chứng và nếu có yêu cầu của người tham gia giao dịch. 

    Như vậy, nếu trên địa bàn huyện nào đã có quyết định của UBND cấp tỉnh về việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch cho phòng công chứng và yêu cầu UBND xã không chứng thực các hợp đồng, giao dịch nữa thì người dân phải đến Phòng công chứng huyện để làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; UBND xã không có thẩm quyền chứng thực các hợp đồng đó nữa. Nếu trên địa bàn huyện bạn chưa có quyết định chuyển giao trên thì UBND xã vẫn có quyền chứng thực các hợp đồng giao dịch nếu có yêu cầu của người dân và người dân có quyền lựa chọn công chứng tại phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã theo quy định của pháp luật.

    1. Như vậy cán bộ tư pháp xã không chứng thực hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng  quyền sử dụng đất là đúng hay sai còn phụ thuộc vào việc trên địa bàn huyện đó đã có tổ chức công chứng hay chưa.

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com