Về quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #349930 13/10/2014

    sang.klier

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về quyền nuôi con

    Kính chào luật sư! Cháu là Sáng.Cháu sinh ra ở vùng quê nghèo.Cháu học hành thấp không hiểu luật nhiều.Cháu kết hôn sớm sinh được hai con gái , giờ cháu đã li hôn,đang làm thủ tục kết hôn yếu tố nước ngoài chưa hoàn thiện.Quyết định li hôn cháu nuôi một con chồng cháu nuôi một và hai bên vẫn có quyền thăm nom chăm sóc con cái. Kể từ khi li hôn cháu luôn luôn bị gia đình nhà chồng ngăn cấm và xỉ vả xúc phạm nhân phẩm của cháu và gia đình cháu, cháu vẫn chịu đựng nhưng tiếp đó có một lần cuối tuần cháu đến xin phép được đón con về quê ngoại để quan tâm đến việc học tập của con cháu thì chị chồng cháu đã đánh cháu và đuổi cháu đi. Chị ấy nói bây giờ li hôn rồi tòa giải quyết mỗi người một đứa con rồikhông được đến đây nữa.. Bà nội của con cháu cũng nói bây giờ học hành không cần cháu để bố nó quan tâm,rồi vứt hết đồ ăn ,quần áo cháu mua cho con va nói nhà tao đầy không cần. Cháu sống trong đau khổ suốt gần một năm.Cháu đã làm đơn ra trưởng thôn vì hành vi đánh đập cháu .Cơ quan có thẩm quyền cũng can thiệp và kể từ đó gia đình nhà chồng cháu cũng để cháu gặp con ngoài đường ,trường học, có lần cháu xin mang con về để kiểm tra bài tập của con cháu họ đồng ý cho đi nhưng có điều kiện là phải mang về trong ngày không được ngủ qua đêm ở nhà ngoại.Cháu không có cơ hội tiếp xúc gặp con nhiều vì thời gian con cháu học kín tuần. Cháu luôn luôn phải nhẹ nhàng tha thiết cầu xin họ để được ở bên cạnh con vào hai ngày cuối tuần để quan tâm đến việc học của con cháu vì bố của con cháu làm ăn xa ít thời gian dành cho con nhưng họ vẫn không đồng ý cho đi qua đêm phải về trong ngày. Hiện tại tâm trạng cháu rất suy sụp không biết phải làm sao để có thể được ở bên con và quan tâm chăm sóc con học hành. Cháu băn khoăn lo nghĩ rất nhiều cháu cố gắng liên lạc với chồng để giải thích và tôn trọng cư sử văn hóa mà họ vẫn luôn xỉ vả xúc phạm cháu. Cháu đang nghĩ bây giờ cháu cứ thế ra trường đón con vào ngày thứ bẩy mà không cần đến nhà xin phép họ ( vì họ không cho phép cháu đến) mà chỉ cần thông báo cho bố của con cháu biết chiều chủ nhật cháu sẽ mang con về với bà nội để con cháu vẫn không bị ảnh hưởng đến việc học của ngày hôm sau trong khi họ không đồng ý thì cháu có vi phạm pháp luật không? Điều thứ hai cháu mong muốn là xin lại được nuôi cả hai con trong khi người chồng không đồng tình thì cháu phải làm gì? Cháu nghĩ thương con cháu đau xót từng khúc ruột vì sống trong môi trường không tốt về vấn đề giáo dục bà nội của con cháu và anh em trong gia đình luôn luôn nói những điều không tốt , xỉ và xúc phạm nhân phẩm của cháu cháu nghĩ con cháu sẽ bị ảnh hưởng tâm lí rất nhiều. Cháu hiện tại làm nghề đồng ruộng chắc cháu phải chứng minh đủ điều kiện nuôi con phải không? Cháu có tài khoản khoảng 250.000.000 đồng nhà riêng của ba mẹ cháu cho mang tên cháu ,như vậy liệu cháu có chứng minh được đủ điều kiện không? Điều cháu mong muốn là được nuôi cả hai con nhưng cháu biết người chồng Cũ của cháu sẽ không đồng ý. Vậy cháu phải làm thế nào? Gửi đơn cho cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tòa án huyện cháu đang sinh sống( Kim Động Hưng Yên ) hay công an xã nơi chồng cũ của cháu (vì cháu và chồng chỉ khác thôn xã ..Cháu rất mong được sự hồi âm của các cô chú luật sư tư vấn giúp cháu có phương án nào tốt để cháu không phải sống trong đau khổ nhiều như vậy cháu xin chân thành cảm ơn.
     
    4486 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #349975   14/10/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước hết Luật Nam Long xin chia sẻ những khó khăn mà bạn gặp phải!

    Căn cứ vào những thông tin bạn trình bày, Luật Nam Long có ý kiến như sau:

    - Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng quy định "sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con, không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này". Như vậy, mặc dù quyết định ly hôn có quy định rõ chồng bạn có quyền nuôi 1 đứa con chung, tuy nhiên căn cứ vào quy định trên bạn vẫn được quyền thăm nom con bạn. Bên cạnh đó, việc mẹ chồng và chị chồng bạn ngăn cản việc bạn thăm nom con là vi phạm pháp luật.
    - Với câu hỏi thứ nhất của bạn, "Cháu đang nghĩ bây giờ cháu cứ thế ra trường đón con vào ngày thứ bẩy mà không cần đến nhà xin phép họ ( vì họ không cho phép cháu đến) mà chỉ cần thông báo cho bố của con cháu biết chiều chủ nhật cháu sẽ mang con về với bà nội để con cháu vẫn không bị ảnh hưởng đến việc học của ngày hôm sau trong khi họ không đồng ý thì cháu có vi phạm pháp luật không? " Tốt nhất vào thời điểm hiện tại bạn không nên hành động như trên, vì hiện nay người trực tiếp nuôi con là chồng bạn, mặc dù có quyền thăm nom con nhưng nếu muốn đón con về thì bạn cũng cần được sự đồng ý của bố đứa trẻ, để tranh những rắc rối.
    -  Về câu hỏi thứ 2, hiện nay vì gia đình chồng ngăn cản bạn thăm nom quan tâm con và theo bạn thì cuộc sống của con bạn hiện nay không đảm bảo .... như vậy bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án huyện nơi chồng bạn cư trú để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
     Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, được quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên”.
     
    Tuy nhiên, để được Tòa án giải quyêt yêu cầu này bạn cần chứng minh khi sống cùng chồng bạn con bạn không được đảm bảo các quyền lợi về mọi mặt, ví dụ, con bạn không được chăm sóc chu đáo, không được học hành, ... chồng bạn không quan tâm đến con...( tuy nhiên trên thục tế vấn đề này khá khó chứng minh). Bên cạnh đó bạn  phải chứng minh mình  có các điều kiện tốt nhất về: kinh tế; Chỗ ở; Môi trường sống, Các điều kiện khác chứng minh sự ổn định và bảo đảm tốt nhất khi được trược tiếp nuôi con, bảo đảm quyền lợi mọi mặt của cháu bé....
    Nếu cần hỗ trợ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi!
    LS Nguyễn Huy Long : 0964125668
    Trân trọng!
     
     

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #350915   19/10/2014

    monhonbuon
    monhonbuon

    Male
    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ve quyen nuoi con

    Kinh chao luat su Chau la quy chau xin hoi luat su la chau va chong chau dag sog ly than nhug vi dang o nuoc ngoai nen song chung trong 1 nha hien song ly than da duoc 7 thang va gio chau moi sinh e be dc 1 thang va bay gio chau muon ve que de ly hon vi chong chau thuong xuyen nguoc dai ve tinh than trong suot thoi gian mang thai va khi chau sinh be dc nua thang thi tiep tuc nguoc dai ve the xac la danh chau.vay gio chau ly hon thi ai se duoc quyen nuoi be.vi bay gio chau khong co viec lam nhung chong chau thi co viec lam nhu the thi chau co dc quyen nuoi be khong ah.
     
    Báo quản trị |  
  • #350998   20/10/2014

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Bạn ly hôn với người có quốc tịch nước ngoài thỉ phải nộp tại Tòa án tỉnh , TP nơi bạn cư trú. 

    Thủ tục ly hôn bạn có thể đơn phương xin được ly hôn với chồng kèm theo giấy tờ bản sao passport chồng, giấy đăng ký kết hôn, khai sinh của con, nếu có tài sản chung thì nộp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung đó.

    Theo quy định hiện nay, khi giải quyết ly hôn Tòa án thường giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nuôi. Người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con và quyền được thăm viếng.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com