Chào bạn!
Liên quan tới thông tin bạn cung cấp luật sư tư vấn như sau:
Trước hết có thể khẳng định cha bạn và các cô, chú, bác chưa có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến căn nhà đang thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của ông bà nội bạn. Do vậy mọi thỏa thuận đều bị coi là vô hiệu vào thời điểm này, quyền và lợi ích của cha bạn cùng các cô chú bạn sẽ chỉ phát sinh khi ông, bà nội của bạn qua đời.
Theo quy định ngôi nhà và thửa đất gia đình bạn đang chung sống cùng với ông bà nội mang tên của ông bà nội thì đó là tài sản của ông bà nội, việc các chú, cô của bạn có nhà riêng rồi không làm mất quyền được hưởng di sản của cô chú bạn. Trừ trường hợp ông bà nội, cha bạn cùng các cô chú trước đó đã có thỏa thuận.
Trường hợp cả ông bà nội bạn cùng qua đời khi đó mới phát sinh quyền lợi của cha bạn và các cô, chú bạn theo quy định tại Điều 676 và Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005. Các điều luật này quy định như sau:
Điều 633. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp ông bà nội bạn qua đời khi đó cha bạn và các cô chú của bạn mới có quyền lợi và khi đó mới có quyền thỏa thuận việc phân chia, quản lý di sản thừa kế của ông bà nội em.
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư liên quan đến câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc liên hệ với luật sư để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn khỏe và thành công!
Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280
Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn
Lĩnh vực hoạt động:
1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van
2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung
3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung
4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac