TOPIC TRAO ĐỔI CÁC VẤN ĐỀ THUẾ TRONG THANH TRA, KIỂM TRA, QUYẾT TOÁN THUẾ

Chủ đề   RSS   
  • #379275 15/04/2015

    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    TOPIC TRAO ĐỔI CÁC VẤN ĐỀ THUẾ TRONG THANH TRA, KIỂM TRA, QUYẾT TOÁN THUẾ

    Bluesky chào cả nhà. 

    Mình mạn phép mở topic này để trao đổi, học hỏi các vấn đề thuế trong quá trình thanh tra, quyết toán thuế. Mọi người cùng nhau trao đổi học hỏi và tích lũy thêm kiến thức nhé.

    Bluesky rất mong cả nhà cùng trao đổi giúp đỡ bluesky trong các bài trao đổi, trả lời, chia sẻ. Vì bản thân bluesky làm công tác tư vấn tại văn phòng cũng khá bận rộn, vì thế rất mong trong thời gian hạn hẹp cho phép, cả nhà cùng hỗ trợ và trao đổi để cùng nhau thu lượm kiến thức.

    Bluesky chân thành cảm ơn.

     

    Cập nhật bởi mrvanthuc ngày 12/01/2017 09:58:26 CH Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 15/04/2015 10:46:01 CH
     
    23673 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    luatsuthuc (23/05/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #380872   24/04/2015

    Chào cả nhà ! mình xin trao đổi về PVPHC trong lĩnh vực kế toán đối với DNTN

    - đầu tiên mình muốn xác định rõ cá nhân, tổ chức : DNTN có phải là tổ chức hay không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #380875   24/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    DNTN không phải là pháp nhân nhưng nó chính là tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #383291   14/05/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Mọi người tham khảo Điều 39 của Luật Thanh Tra 2010 nhé. Ai có ý kiến gì không nha.

    Điều 39. Công khai kết luận thanh tra

    1. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:

    a) Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;

    b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

    c) Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;

    d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra;

    đ) Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và lựa chọn ít nhất một trong các hình thức công khai quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.

    Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.

    4. Chính phủ quy định chi tiết việc công khai kết luận thanh tra theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này.

     
    Báo quản trị |  
  • #384778   23/05/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Xoay quanh vấn đề Qui trình thanh tra thuế 74/QĐ-TCT ban hành ngày 27 tháng 01 năm 2014.

    Như chúng ta thấy rõ việc ban hành qui trình này căn cứ và tham chiếu các văn bản luật như sau:

    Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

    Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;”

    Để có được qui trình thanh tra, hướng dẫn thống nhất từ Tổng Cục Thuế đến Cục Thuế, Chi Cục Thuế thực hiện đúng qui định pháp luật theo như mục đích đề ra của QĐ 74.

    I. Mục đích

    Chuẩn hoá các nội dung công việc trong hoạt động thanh tra thuế.

    Đảm bảo hoạt động thanh tra thuế được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thống nhất từ Tổng cục Thuế đến Cục Thuế và Chi cục Thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.

    Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra thuế, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong công tác thanh tra thuế.”

    Qui trình hướng dẫn rõ việc xây dựng kế hoạch, duyệt kế hoạch thanh tra năm và điều chỉnh kế hoạch  từ cấp Tổng Cục, Cục, Chi Cục, và các trường hợp thanh tra tại trụ sở, công bố quyết định thanh tra, lập biên bản…. một cách rõ ràng và rất cụ thể mang tính hướng dẫn nhất quán cho toàn ngành thuế. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn có những điểm chưa thống nhất trong các văn bản hướng dẫn từ luật đến các văn bản hướng dẫn dưới luật.

    Theo Quyết Định 74, đối với việc công bố kết luận thanh tra đã hướng dẫn rất rõ và cụ thể rằng:

    d) Việc công bố, công khai kết luận thanh tra:

    - Lãnh đạo cơ quan Thuế có trách nhiệm tổ chức việc công bố, công khai kết luận thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế cùng với Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế. Trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố, công khai kết luận thanh tra.

    - Việc công bố kết luận thanh tra được lập thành Biên bản theo mẫu số 09/QTTT, phải có chữ ký của Lãnh đạo cơ quan Thuế hoặc Trưởng đoàn thanh tra (trường hợp được uỷ quyền) và Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.

    đ) Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế phải được gửi cho người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trường hợp cơ quan thuế cấp trên tiến hành thanh tra).

     

    Tuy nhiên theo điểm 6đ, Điều 66 của Thông Tư 156/2013/TT-BTC  ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2013, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản Lý Thuế như sau:

    đ) Công khai kết luận thanh tra phải được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh tra.

     

    Và theo Điều 39 của luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010:

     

    Điều 39. Công khai kết luận thanh tra

    1. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:

    a) Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;

    b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

    c) Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;

    d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra;

    đ) Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và lựa chọn ít nhất một trong các hình thức công khai quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.

    Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.

    4. Chính phủ quy định chi tiết việc công khai kết luận thanh tra theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này.

     

    Như vậy, việc công bố kết luận thanh tra sẽ bao gồm vừa công bố tại Doanh Nghiệp, và vừa công bố theo điểm b, c, d của Điều 39 ở trên. Tuy nhiên xét tính hướng dẫn từ Thông Tư 156 đến Luật Thanh Tra thì không có vấn đề gì đề cập, bởi nó thể hiện tính thống nhất từ Thông Tư đến Luật rất rõ ràng, nhưng xét theo qui trình thanh tra quyết định 74/QĐ-TCT thì chưa thực sự thống nhất hướng dẫn quản lý từ trong nội bộ ngành đến ra ngoài DN, từ trong văn bản hướng dẫn thực hiện thanh tra của ngành đến hướng dẫn DN tuân thủ Thông Tư và Luật.

    Chúng ta nhìn vào nội dung qui trình thanh tra được tham chiếu, căn cứ từ đâu?

    Hiển nhiên chúng ta thấy rõ rằng căn cứ Luật Thanh Tra số 56/2010/QH12 và Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11, và hướng dẫn cụ thể Luật Quản Lý Thuế là Thông Tư 156. Vậy theo điểm 6đ tại Điều 66 của Thông Tư 156 hướng dẫn và Quyết Định 74 thì thế nào?

    Nếu tuân thủ theo điểm 6đ, Điều 66 của Thông Tư 156/2013/TT-BTC đúng theo Luật Thanh Tra thì thực sự sẽ rất khó cho Doanh Nghiệp. Như chúng ta đã biết một điều khó khăn cho cả Doanh Nghiệp lẫn cơ quan thuế thực hiện thanh tra là ở Điều 75 Luật số 78/2006/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 về Luật Quản Lý Thuế

    Điều 75. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế

     

    1. Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

    2. Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.

    3. Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     

    Để thực hiện phân tích thông tin, dữ liệu liên quan người nộp thuế, để đánh giá việc chấp hành pháp luật cũng như xác minh thu thập chứng cứ, cơ sở rõ ràng, xác định đúng hành vi và không cản trở hoạt động bình thường của DN, thực sự rất khó cho các Bác Thuế nhà ta chỉ trong vỏn vẹn thời gian 30 ngày hoặc tối đa 45 ngày thanh tra đối với cấp Cục, Chi Cục, không quá 70 ngày đối với cấp Tổng Cục Thuế.

    d) Thời hạn thanh tra thuế do Tổng cục Thuế tiến hành không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 (bẩy mươi) ngày làm việc; do Thanh tra Cục thuế, Chi cục Thuế tiến hành không quá 30 (ba mười) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc.

    Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

     

     Và giả sử các Bác làm được cũng chưa hẳn chuẩn xác và xác định đúng đắn nhất. Điều này quả rất khó cho các Bác và đau đầu thật sự.

    Và chính vì như vậy, khi kết luận thanh tra công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng chưa hẳn chuẩn xác 100%. Và hiển nhiên ai cũng hiểu rằng đứng góc độ quản lý nhà nước, việc công bố như vậy mang tính chất răn đe, nhắc nhở tất cả các Doanh Nghiệp buộc phải tôn trọng luật pháp Việt Nam và thực thi đúng luật, và có tính chất đóng góp cho nước nhà. Tuy nhiên, đứng góc độ Doanh Nghiệp, cũng cần cân nhắc đưa lên bàn cân giữa lợi ích và thiệt hại cho việc công bố những thông tin. Vì khi những thông tin được công bố như vậy, tầm ảnh hưởng của nó rất lớn, tác động trực tiếp đến người dân lao động Việt Nam. Và thực tế là vậy, về hoạt động của Doanh Nghiệp từ khâu kinh doanh, sản xuất, bán hàng đến các đơn vị cung cấp của Doanh Nghiệp cũng sẽ hoang mang lo lắng về việc hợp tác của Doanh nghiệp mình với Doanh Nghiệp được công bố thông tin trên phương tiện đại chúng. Một vài câu hỏi đại loại lo lắng trong đầu họ rằng, liệu các hóa đơn, chi phí đầu vào của DN mình trong tương lai có bị bóc mẽ ra hay không? Vì đứng góc độ quản lý thuế, đơn vị  bên kia phải bốc ra, thì đơn vị đầu vào bên đây cũng phải bốc ra để ngân sách không  bị tổn thất và cân bằng…..Hoặc mỗi khi DN họ có đợt thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế, những hóa đơn đầu vào liên quan đến DN này bị chất vấn, thì tất nhiên theo quán tính bảo vệ Doanh nghiệp và công ăn việc làm của họ, họ lại quay sang đơn vị mua hàng /bán hàng liên quan những hóa đơn, doanh thu, chi phí đang bị chất vấn. Họ gặng hỏi và với mục đích lôi kéo DN đó vào cuộc để được hỗ trợ hoặc chuyển việc giải quyết phần rắc rối này cho đơn vị mua hàng/bán hàng phải giải quyết, tư vấn cho họ nếu ko thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hai bên, doanh thu cả hai bên sẽ sụt giảm trong tương lai….

    Như vậy, người lao động đâu đó ảnh hưởng thực sự về công ăn, việc làm trong tương lai, và trước mắt tác động lớn đến tâm lý người lao động, đến chủ doanh nghiệp. Người lao động sẽ tìm cách chuyển đổi, thay đổi công việc hiện tại của họ, số may mắn thì có công việc ổn định khác, số ko may mắn không kiếm được việc hay có việc nhưng không vượt qua thử thách công việc mới thì lại thất nghiệp, lang thang khắp nơi tìm việc, và với tình hình hiện nay việc tìm kiếm một công việc ổn định để nuôi sống bản thân, gia đình quả là ko dễ. Còn đối với chủ Doanh Nghiệp, thì lo lắng chính sách thuế thay đổi liên tục, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, nhân lực, cơ cấu tổ chức của họ, vậy thì có thể sẽ tác động ảnh hưởng giảm đầu tư vào Việt Nam, không phát huy được hết tinh thần điểm 3, Điều 51, điểm 1 Điều 57 của Hiến Pháp 2013 của nước ta.

    Điều 51.

    3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.

    Điều 57.

    1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.

     

    Hay như đợt thông tư 219/2013/TT-BTC có hiệu lực, chúng ta cũng thấy rõ ảnh hưởng của việc áp dụng mặt hàng nông lâm, thủy sản. Ban đầu hàng loạt văn bản hướng dẫn khai thuế theo đối tượng, DN kê khai thuế theo hình thức khấu trừ thì các mặt hàng nông lâm thủy sản chưa qua chế biến, hoặc đang ở giai đoạn sơ chế thì ko cần kê khai tính thuế, còn lại sẽ kê khai, thuế suất 5%. Và mãi đến gần nửa năm thì mới có sự thống nhất. Nếu là DN, thì không phải kê khai tính thuế đối với các mặt hàng này, nếu không phải là DN, là Hợp Tác Xã, tổ chức cá thể, cá nhân thì kê khai thuế suất 5%, và các DN sẽ tiến hành lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh các trường hợp đã làm theo các hướng dẫn trước đó, trong giai đoạn chưa thống nhất.

    Hiểu rằng, các cấp luôn lắng nghe, và có những bước tiến hành, chấn chỉnh kịp thời và hướng dẫn thống nhất để DN dễ dàng hoạt động và các cán bộ thuế dễ dàng quản lý. Tuy nhiên trong các giải pháp, giải quyết vấn đề vẫn luôn tồn đọng một số vấn đề khiếm khuyết trong đó. Giả sử rằng các DN trước kia đã bỏ trốn, hay đã ngưng hoạt động, đã giải thể thì DN biết tìm ai để yêu cầu xuất hóa đơn điều chỉnh, DN biết tìm ai để thu hồi tiền thuế về, trong khi vẫn phải thực thi điều chỉnh đầu ra nếu đã xuất hóa đơn có thuế  suất 5%....Về mặt quản lý ngân sách thì buộc phải tuân thủ và tránh tổn thất, nhưng Doanh Nghiệp thì làm sao giải quyết được vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và nguồn tài chính lưu động để đảm bảo hoạt động cho DN, hay như việc xuất hóa đơn điều chỉnh, thì việc kê khai thế nào, còn đối với các DN thì có phát sinh khoản phạt nộp chậm tiền thuế hay không? Ai sẽ chịu tiền phạt này??? DN một lần nữa gánh thêm tổn thất tài chính để bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình….Và thiết nghĩ còn rất nhiều vấn đề gút mắc khó tháo gỡ cho DN cũng như các Bác lãnh đạo.

    Nhưng cái cốt cuối cùng cũng là người lao động gánh chịu, ko có việc làm, thu nhập thấp, chủ Doanh Nghiệp ko dám mạnh dạn đầu tư nữa, nguồn thu ngân sách giảm, kinh tế ảnh hưởng ở tầm vĩ mô hơn.

    Quả thực là rất khó, nhưng với khuôn khổ chuyên mục Thuế và Thanh Tra Thuế, và vài dòng không thể đề cập hết được, nhưng thiết nghĩ cũng cần có một giải pháp tốt hơn và việc thực thi pháp luật có tính thực tiễn hơn, văn bản hướng dẫn thống nhất từ nội bộ lẫn ra ngoài hơn, trong lĩnh vực quản lý thuế của Doanh Nghiệp cũng như song hành luôn trau đồi, nâng cao chất lượng công tác quản lý của các cơ quan, các chuyên viên làm công tác quản lý thuế để cân bằng giữa quản lý thuế, lợi ích, thiệt hại của Doanh Nghiệp và ngân sách quốc gia.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    luatsuthuc (23/05/2015)
  • #386074   02/06/2015

    Nợ thuế của cty.

    Chào Luật sư!,

    Luật sư vui lòng cho em hỏi, vấn đề của em như sau:

    Ngày 22/9/13, cty A sang nhượng cho em. Em mua lại và hoạt động tiếp tục. Khi mua em có yêu cầu cty A làm giấy xác nhận nợ thuế. ngày 27/9/13, em nhận được xác nhận của Chi cục thuế A "không còn nợ 01 khoản thuế nào". Tin tưởng nên em thay đổi giấy ĐKKD, người đai diện theo pháp luật 30/10/2013. Đến ngày 4/4/14, Cục thuế A gửi kết quả thanh tra và quyết định thanh tra đến cty em "còn nợ tiền thuế 525tr đồng". Mà cty em không hề biết. Số tiền thuế này là của cty cũ. Nhiều lần làm công văn khiếu nại, không cơ quan nào giải quyết. Gừi lần 2, 3 Cục thuế A gửi thông báo không thụ lý giải quyết vì đã qua 90 ngày theo luật khiếu nại.

    Bây giờ em không biết giải quyết khiếu nại thế nào để ổn thỏa, do cty em không phải nợ thuế này.

    Kính nhờ luật sư hướng dẫn giúp em vấn đề này. Em cảm ơn nhiều.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #387779   13/06/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    mytien1987 viết:

    Chào Luật sư!,

    Luật sư vui lòng cho em hỏi, vấn đề của em như sau:

    Ngày 22/9/13, cty A sang nhượng cho em. Em mua lại và hoạt động tiếp tục. Khi mua em có yêu cầu cty A làm giấy xác nhận nợ thuế. ngày 27/9/13, em nhận được xác nhận của Chi cục thuế A "không còn nợ 01 khoản thuế nào". Tin tưởng nên em thay đổi giấy ĐKKD, người đai diện theo pháp luật 30/10/2013. Đến ngày 4/4/14, Cục thuế A gửi kết quả thanh tra và quyết định thanh tra đến cty em "còn nợ tiền thuế 525tr đồng". Mà cty em không hề biết. Số tiền thuế này là của cty cũ. Nhiều lần làm công văn khiếu nại, không cơ quan nào giải quyết. Gừi lần 2, 3 Cục thuế A gửi thông báo không thụ lý giải quyết vì đã qua 90 ngày theo luật khiếu nại.

    Bây giờ em không biết giải quyết khiếu nại thế nào để ổn thỏa, do cty em không phải nợ thuế này.

    Kính nhờ luật sư hướng dẫn giúp em vấn đề này. Em cảm ơn nhiều.

     

    Bạn Mytien1987, bạn nói rõ hơn xem. Đầu tiên bạn có giấy xác nhận của Cơ quan thuế ko nợ đồng nào, sau đó cơ quan thuế ra quyết định thanh tra Cty bạn và ra kết luận thanh tra nợ 525tr đồng. Hay cụ thể thế nào, bạn cần nêu rõ hơn. 

    Bạn gởi qua email cho mình giấy xác nhận không nợ thuế, kết luận thanh tra và công văn hỏi, công văn trả lời để mình xem cho bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    mytien1987 (19/09/2015)
  • #392722   17/07/2015

    kiemtoandoclap
    kiemtoandoclap

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:23/01/2013
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 8 lần


    Gửi bạn. Vấn đề bạn nêu, tôi có ý kiến như sau:

    - Theo quy định pháp luật doanh nghiệp, việc mua bán, chuyển nhượng công ty là hoạt động M&A, hiện đang phát triển ở Việt Nam. Theo bạn đề cập, đây là hoạt động chuyển nhượng vốn của các thành viên của công ty cũ với bạn. Bản chất là công ty A không thay đổi địa vị pháp lý, chỉ thay đổi chủ sở hữu mà thôi. Như vậy, các quyền và nghĩa vụ của công ty vẫn tiếp tục trong quá trình hoạt động.ấn đề về Vấn đề Thuế: Theo quy định pháp luật về Thuế, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Như vậy xác nhận của CCT là công ty A không nợ 01 đ thuế nào căn cứ vào báo cáo thuế và báo cáo tài chính tự kê khai, chủ yếu là T.GTGT, T.TNDN, T.TNCN.

    Tuy nhiên, Cơ quan Thuế thực hiện thanh kiểm tra theo kế hoạch hàng năm. Và khi thực hiện thanh kiểm tra thuế thì phát hiện, loại bỏ các hóa đơn, chứng từ... không bảo đảm quy định về thuế. Điều đó làm ảnh hưởng đến số T.GTGT và T.TNDN mà cty A phải nộp. Do đó việc khác nhau giữa xác nhận không nợ thuế tại thời điểm 27/9/2013 và nợ thuế tại ngày 04/4/2014 là điều dễ hiểu.

    Hãy xem xét tình huống sau: Tại ngày 22/9/2013, nếu Doanh nghiệp kê khai Thuế  GTGT theo Quý thì xác nhận không nợ thuế là số thuế phải nộp tại ngày 30/6/2013.

    Đến cuối năm (31/12/2013), phải quyết toán cả năm và phát sinh thuế GTGT, TNND cả năm 2013 nên số liệu thuế phải nộp không còn là 0 đồng nữa.

    Vài ý kiến chia sẻ, mong bạn thực hiện công việc kiểm tra để có nhận định phù hợp.

    Henry

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kiemtoandoclap vì bài viết hữu ích
    mytien1987 (19/09/2015)
  • #394349   29/07/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    kiemtoandoclap viết:

    Gửi bạn. Vấn đề bạn nêu, tôi có ý kiến như sau:

    - Theo quy định pháp luật doanh nghiệp, việc mua bán, chuyển nhượng công ty là hoạt động M&A, hiện đang phát triển ở Việt Nam. Theo bạn đề cập, đây là hoạt động chuyển nhượng vốn của các thành viên của công ty cũ với bạn. Bản chất là công ty A không thay đổi địa vị pháp lý, chỉ thay đổi chủ sở hữu mà thôi. Như vậy, các quyền và nghĩa vụ của công ty vẫn tiếp tục trong quá trình hoạt động.ấn đề về Vấn đề Thuế: Theo quy định pháp luật về Thuế, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Như vậy xác nhận của CCT là công ty A không nợ 01 đ thuế nào căn cứ vào báo cáo thuế và báo cáo tài chính tự kê khai, chủ yếu là T.GTGT, T.TNDN, T.TNCN.

    Tuy nhiên, Cơ quan Thuế thực hiện thanh kiểm tra theo kế hoạch hàng năm. Và khi thực hiện thanh kiểm tra thuế thì phát hiện, loại bỏ các hóa đơn, chứng từ... không bảo đảm quy định về thuế. Điều đó làm ảnh hưởng đến số T.GTGT và T.TNDN mà cty A phải nộp. Do đó việc khác nhau giữa xác nhận không nợ thuế tại thời điểm 27/9/2013 và nợ thuế tại ngày 04/4/2014 là điều dễ hiểu.

    Hãy xem xét tình huống sau: Tại ngày 22/9/2013, nếu Doanh nghiệp kê khai Thuế  GTGT theo Quý thì xác nhận không nợ thuế là số thuế phải nộp tại ngày 30/6/2013.

    Đến cuối năm (31/12/2013), phải quyết toán cả năm và phát sinh thuế GTGT, TNND cả năm 2013 nên số liệu thuế phải nộp không còn là 0 đồng nữa.

    Vài ý kiến chia sẻ, mong bạn thực hiện công việc kiểm tra để có nhận định phù hợp.

    Henry

     


    Đồng ý, ý kiến của Henry với tình huống giả định đã nêu.

    Tuy nhiên để rõ vấn đề hơn bạn mytien1987 nên nêu rõ cụ thể vấn đề để các bạn mổ xẻ sát thực tế và giúp bạn nhanh chóng có quyết định cũng như action phù hợp. bạn cần làm rõ điểm bạn nêu " Cuc thue A gởi kết quả thanh tra và quyết định thanh tra"

    Tuy nhiên, bạn tham khảo thêm Điều 9 của luật khiếu nại 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011

    Điều 9. Thời hiệu khiếu nại

    Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #392609   17/07/2015

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và giảm trừ cho người phụ thuộc

    trường hợp 1 : em muốn hỏi về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân. trường hợp nếu người lao động không quyết toán thu nhập cá nhân hàng năm thì có vướng mắc gì về chế tài xử phạt hay không? có bắt buộc phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm không. trường hợp 2 là nếu người lao động muốn giảm trừ gia cảnh cho ông bà nhưng bố mẹ vẫn đang trong độ tuổi lao động thì có được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không (trường hợp nếu có xác nhận của xã phường là bố mẹ người lao động không có thu nhập hoặc có thu nhập dưới 1 triệu hàng tháng). luật sư có thể giải đáp cho em 2 trường hợp này được không ạ . em xin chân thành cảm ơn

     
     
    Báo quản trị |  
  • #390239   01/07/2015

    tuannm2211
    tuannm2211

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về quên tự quyết toán thuế TNCN

    Chào mọi người,

    Giữa tháng 12/2014 tôi chuyển chỗ làm do đó kỳ quyết toán thuế TNCN hồi đầu năm nay tôi không ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN được mà phải tự đi làm.

    Nhưng do công việc quá lu bu nên tôi quên bẵng đi mất. Không biết giờ làm quyết toán thuế còn kịp không? Nếu không kịp thì tôi có vi phạm pháp luật gì không, sẽ bị gì?

    Giờ tôi phải làm những gì, mong mọi người giải đáp và hướng dẫn giúp.

    Xin cảm ơn,

    Tuấn

     
    Báo quản trị |  
  • #390469   03/07/2015

    quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

    công ty e là chi nhanh hạch toán độc lập, có hạch toán kế toán riêng, kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, theo dõi chi tiết được doanh thu và chi phí phát sịnh trong kỳ, lên được báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vậy chúng tôi sẽ làm tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN  ban hành kèm theo thông tư 156/2013 hay mẫu 04/ TNDN theo thông tu 151 ạ.Mong thư viện sớm tư vấn giúp chúng tôi ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #387541   12/06/2015

    Nhunt2
    Nhunt2

    Sơ sinh


    Tham gia:12/06/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hoàn thuế cho cá nhân kinh doanh bán hàng đa cấp

    Em chào luật sư!

    Luật sư cho e hỏi, đầu năm Chính phủ có ra qui định không hoàn thuế đối với mặt hàng kinh doanh bán hàng đa cấp. Vậy cá nhân kinh doanh bán hàng đa cấp sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào? ( thu nhập bao nhiêu /tháng thì bị tính thuế thu nhập) và nếu không được hoàn thuế thì tỉ lệ khấu trừ là bao nhiêu?

    Trong điểm d, khoản 2 điều 30 về hoàn thuế trong văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC ngày 26/5/2015 về thuế TNCN mới có ghi: doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân từ 100 triệu đồng/năm trở lên có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

    Như vậy có nghĩa là thu nhập dưới 100 triệu thì không bị khấu trừ thuế đúng không?

     
    Báo quản trị |  
  • #399883   18/09/2015

    thai.nguyen
    thai.nguyen

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2015
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 6 lần


    Nhunt2 viết:

    Em chào luật sư!

    Luật sư cho e hỏi, đầu năm Chính phủ có ra qui định không hoàn thuế đối với mặt hàng kinh doanh bán hàng đa cấp. Vậy cá nhân kinh doanh bán hàng đa cấp sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào? ( thu nhập bao nhiêu /tháng thì bị tính thuế thu nhập) và nếu không được hoàn thuế thì tỉ lệ khấu trừ là bao nhiêu?

    Trong điểm d, khoản 2 điều 30 về hoàn thuế trong văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC ngày 26/5/2015 về thuế TNCN mới có ghi: doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân từ 100 triệu đồng/năm trở lên có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

    Như vậy có nghĩa là thu nhập dưới 100 triệu thì không bị khấu trừ thuế đúng không?

     

    Bạn xem điểm b Khoản 3 Điều 10 - Luật số: 71/2014/QH13 Mặt hàng đa cấp sẽ áp mức 5% nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #396922   19/08/2015

    havu90
    havu90

    Sơ sinh


    Tham gia:14/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thanh tra thuế

    Công ty em có thông báo thanh tra thuế của Cục thuế Hà Nội vào tháng 10/2015 cho các năm tài chính 12,13,14.

    Luật sư cho em hỏi là "Trước khi thanh tra thuế cần chuẩn bị những gì và khi có biên bản thanh tra thì điều chỉnh số liệu như thế nào cho hợp lý???"

    Lần đầu tiên em phụ trách mảng quyết toán thuế nên hơi bỡ ngỡ ạ!

    Em cảm ơn ạ!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #401173   01/10/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    havu90 viết:

    Công ty em có thông báo thanh tra thuế của Cục thuế Hà Nội vào tháng 10/2015 cho các năm tài chính 12,13,14.

    Luật sư cho em hỏi là "Trước khi thanh tra thuế cần chuẩn bị những gì và khi có biên bản thanh tra thì điều chỉnh số liệu như thế nào cho hợp lý???"

    Lần đầu tiên em phụ trách mảng quyết toán thuế nên hơi bỡ ngỡ ạ!

    Em cảm ơn ạ!

    Trân trọng!

    Chia sẻ với bạn vài ý nhé.

    Bạn kéo các tài khoản trong hệ thống kế toán. Đánh giá số liệu.

    Tập hợp các hồ sơ kê khai thuế và các hồ sơ liên quan, đánh giá tình hình thực hiện chính sách thuế qua các thời kỳ của DN.

    Nếu Cty có BCTC kiểm toán thì đối chiếu số liệu sổ sách và hồ sơ thuế. 

    Có bức tranh về tình hình sổ sách, tình hình thực hiện chính sách thuế. bạn lên kế hoạch từng bước rà soát toàn bộ. 

    Ai phụ trách phần nào....

    Việc điều chỉnh thực hiện trước khi nhận quyết định thanh tra và công bố quyết định thanh tra.

    Việc còn lại điều chỉnh trong quá trình thanh tra và khi lên biên bản.

     

    Chúc bạn thực hiện tốt nhiệm vụ.

    Thân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #397690   26/08/2015

    PhamTrinh1994
    PhamTrinh1994

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình khai thuế gtgt bị sai số ở quý II, Bây giờ mình muốn khai lại được không và làm như thế nào? các bạn giúp mình với !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #403291   20/10/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Một góc nhìn để tham khảo, rút kinh nghệm trong công tác làm việc và tiếp đoàn thanh tra. 

    Trích bài bào của tác giả Hoàng Yến trên báo Pháp Luật.

     

    Vì sao cục Thuế TP.HCM liên tục thua kiện?

    (PL)- Gần đây Cục Thuế TP.HCM liên tục thua kiện các doanh nghiệp ở cả hai cấp tòa. Phân tích của tòa trong các vụ kiện có thể coi là bài học kinh nghiệm trong hành thu thuế.

    Áp dụng thông tư cũ nên truy thu sai

    tháng 12-2013, Công ty Indochina khởi kiện yêu cầu TAND TP.HCM tuyên hủy phần nội dung truy thu thuế trong các quyết định của cục trưởng Cục Thuế TP.HCM. Đó là các khoản truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2007, 2008 (hơn 247 triệu đồng), thuế GTGT năm 2008, 2009 (khoảng 110 triệu đồng) cùng các khoản phạt vi phạm hành chính do kê khai sai (gần 11,5 triệu đồng), chậm nộp (gần 93 triệu đồng). Đồng thời, công ty này yêu cầu Cục Thuế hoàn trả toàn bộ số tiền liên quan các khoản nói trên mà công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước (khoảng 460 triệu đồng).

    Xử sơ thẩm, TAND TP.HCM nhận định Công ty Indochina được thành lập ngày 23-7-2007 với lĩnh vực hành nghề của công ty là “tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Như vậy, Indochina là doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư đủ điều kiện để được miễn thuế TNDN trong hai năm 2007 và 2008, giảm 50% cho ba năm tiếp theo.

    Quá trình thanh tra quyết toán thuế tại Indochina, Cục Thuế đã phát hiện tăng số thuế TNDN của thời kỳ miễn thuế nên áp dụng khoản 6 Mục IV Phần E Thông tư 134/2007/TT-BTC (quy định DN không được hưởng miễn thuế đối với số thuế TNDN phát hiện tăng thêm) để truy thu số thuế TNDN tăng thêm này đối với công ty.

    Thời điểm thanh tra thuế đối với Indochina là năm 2013. Tại thời điểm này, văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh việc phát hiện tăng số thuế TNDN của thời kỳ miễn thuế có Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Thông tư 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Thuế TNDN năm 2008. Nhưng Cục Thuế áp dụng Thông tư 134/2007/TT-BTC để điều chỉnh vấn đề nên đã dẫn đến sự tranh chấp về việc áp dụng pháp luật.

    Khi xét xử, TAND TP.HCM và TAND cấp cao tại TP.HCM cùng áp dụng khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để nhận định trường hợp này phải áp dụng quy định tại khoản 10 Điều 18 Thông tư 123/2012/TT-BTC. Việc Cục Thuế truy thu thuế TNDN với Indochina do phát hiện tăng số thuế TNDN của thời kỳ miễn thuế là không đúng pháp luật...

    Dùng công văn ngành để bác thông tư

    Cùng ngày 14-10, TAND cấp cao tại TP.HCM cũng bác kháng cáo của cục trưởng Cục Thuế TP, tuyên hủy ba quyết định của cục trưởng Cục Thuế với Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh Hoa Sáng. Đó là các quyết định truy thu thuế DN năm 2007, 2008 (gần 540 triệu đồng) và quyết định phạt vi phạm hành chính hơn 36 triệu đồng.

    Theo hồ sơ, Công ty Hoa Sáng đã dùng nhà xưởng có giá trị theo sổ sách kế toán là 15,6 tỉ đồng góp vốn liên doanh với Công ty Hitech, giá trị tài sản góp vốn được định giá lại lên gần 24,3 tỉ đồng, chênh lệch hơn 8 tỉ đồng. Cục trưởng Cục Thuế cho rằng khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản cố định góp vốn liên doanh là khoản thu nhập khác để từ đó tính thuế TNDN.

    Theo tòa sơ thẩm và phúc thẩm, việc xác định như Cục Thuế là không chính xác. Bởi lẽ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN có quy định các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế. Trong các khoản này không có quy định khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản cố định đem đi góp vốn liên doanh là khoản thu nhập chịu thuế khác.

    Ngoài ra, Thông tư số 134/2007 của Bộ Tài chính quy định “doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”. Mặt khác, phần chênh lệch do đánh giá lại tài sản phát sinh năm 2007 thì phía DN đã lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN và nộp cho Cục Thuế. Việc cục trưởng Cục Thuế viện dẫn công văn của Tổng cục Thuế và Công văn 8819/BTC-TCT ngày 29-7-2008 của Bộ Tài chính ra đời sau này để truy thu thuế TNDN với các khoản nêu trên là không đúng.

    Hiểu sai bản chất vấn đề

    Ngoài ra, Cục Thuế TP còn truy thu thuế TNDN năm 2007, 2008 đối với chi phí trả lãi vay (khoảng 440 triệu đồng) do Công ty Hoa Sáng mượn tài sản là bất động sản của hai cá nhân và nhờ hai người này đứng tên bảo lãnh thế chấp vay tiền tại Ngân hàng EximBank. Cục trưởng Cục Thuế cho rằng đây không phải là trường hợp chỉ vay tiền từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính mà thuộc trường hợp vay từ đối tượng khác nên phải bị truy thu thuế.

    Tòa xét thấy việc trả lãi này thực chất đó là thỏa thuận về trả khoản chi phí bảo lãnh, chi phí này được xác lập theo sự thỏa thuận của hai bên, không trái nguyên tắc dân sự. Do vậy, về bản chất đây không phải là trả lãi vay cho các đối tượng cá nhân. Trường hợp này phải xem khoản tiền mà Công ty Hoa Sáng trả cho hai cá nhân theo hợp đồng thỏa thuận giữa Công ty Hoa Sáng và hai người này là trả cho khoản chi phí bảo lãnh chứ không phải là trả tiền lãi vay.

    Theo tòa, việc Công ty Hoa Sáng vay tiền là vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính chứ không phải từ “đối tượng khác”. Do vậy khoản chi phí này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 128/2003/TT-BTC và Thông tư 134/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cục trưởng Cục Thuế cộng khoản chi phí bảo lãnh mà DN trả cho hai cá nhân với khoản lãi trả cho Ngân hàng EximBank làm vượt quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cao nhất cùng thời điểm, từ đó truy thu thuế TNDN là không đúng quy định pháp luật.

    Rõ ràng trong vụ trên, Cục Thuế đã hiểu sai bản chất vấn đề.

    Tương tự, trong vụ Công ty Cổ phần Thương mại Phú Lễ Việt Nam kiện cục trưởng Cục Thuế TP.HCM mà TAND TP.HCM mới xử gần đây cũng thế. Cục Thuế có quyết định truy thu và phạt Phú Lễ gần 5,6 tỉ đồng (gồm 1,6 tỉ đồng thuế GTGT, gần 2,8 tỉ đồng thuế TNDN, phạt chậm nộp gần 320 triệu đồng, phạt vi phạm hành chính gần 830 triệu đồng...).

    Theo hồ sơ, Công ty Phú Lễ bán sỉ rượu nếp và rượu chuối hột, có hợp đồng với đại lý kèm thỏa thuận nếu đại lý mua hàng đạt doanh số trên 100 triệu đồng thì được hưởng chiết khấu thương mại 5%. Khi thanh tra, Cục Thuế cho rằng khoản chiết khấu này không được chấp nhận, xem đây là khuyến mãi. Do đó, Cục Thuế xác định lại doanh thu của Phú Lễ rồi truy thu thuế TNDN.

    Cuối cùng, tòa khẳng định chiết khấu thương mại không đồng nghĩa với khuyến mãi và tuyên hủy các quyết định của Cục Thuế.

     

    Cục Thuế có thể bị kiện đòi bồi thường

    Trong vụ Indochina kiện cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, ngoài việc yêu cầu hủy quyết định sai của Cục Thuế, người khởi kiện còn yêu cầu Cục Thuế bồi thường theo mức phạt chậm trả trên số tiền thuế đã đóng vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, Indochina yêu cầu bồi thường gần 50 triệu đồng (mức phạt chậm trả tính từ ngày công ty nộp số tiền truy thu vào ngân sách nhà nước đến ngày khởi kiện).

    TAND TP.HCM cho rằng đây là yêu cầu không có cơ sở pháp lý nên tuyên bác. Xử phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP.HCM nhận định không thể giải quyết chung trong vụ án vì nó thuộc một trình tự tố tụng khác, theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Từ đó tòa tuyên hủy quyết định phần này của cấp sơ thẩm, dành quyền cho Công ty Indochina khởi kiện Cục Thuế bằng một vụ kiện khác.

    HOÀNG YẾN

    Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 20/10/2015 01:12:56 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    HOANGPHUC179 (22/09/2016)
  • #403597   22/10/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Một câu hỏi lăn tăn xíu nhé các bác. Bác nào trả lời giúp em, em cảm ơn. 

    Thế nào là hóa đơn giả?

     
    Báo quản trị |  
  • #403625   23/10/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

    (điều 22 thông tư 39/2014/TT-BTC, ngày 31 tháng 3 năm 2014)

     
    Báo quản trị |  
  • #404721   31/10/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    hungmaiusa viết:

    Chào bạn.

    Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

    (điều 22 thông tư 39/2014/TT-BTC, ngày 31 tháng 3 năm 2014)

     

    Bạn Hungmaiusa hỡi, quá rõ đoạn trích ở trên,  vấn đề là:

    1. Điều 22 có đề cập, hóa đơn giả là hóa đớn in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức ---> nghĩa là hóa đơn lập khống theo mẫu đã khởi tạo và phát hành, hóa đơn không có giao dịch phát sinh thực tế của tổ chức trên thực tế. ---> là hóa đơn giả. Đồng ý không bạn?

    2. Hoặc là khởi tạo trùng số. "Hoặc" chứ ko phải là "Và", thế thì định nghĩ hóa đơn già ở đây có hai khái niệm. Bạn đồng ý không?

    Và ở Điều 23 của 39, thì quá rõ, hóa đơn giả là thế nào:

    "Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

    1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

    2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

    - Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.

    - Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.

    - Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.

    - Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

    - Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn."

     

    Vậy, giả sử rằng hóa đơn thỏa một trong hai vế khái niệm ở Điều 22, thì có được xem là hóa đơn hợp pháp hay không?

     
    Báo quản trị |