Toàn văn điểm mới Nghị định 60/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán

Chủ đề   RSS   
  • #389676 26/06/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Toàn văn điểm mới Nghị định 60/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán

    Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều về Luật Chứng khoán đi vào thực tiễn áp dụng đến nay đã hơn 03 năm, việc thực hiện tồn tại nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung.

    Vì vậy việc ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP là điều cần thiết. Nghị định 60 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/9/2015. Nắm được xu thế quan tâm của hầu hết dân tài chính, mình sẽ đề cập đến tất cả các điểm mới của Nghị định 60 này với từng phần để các bạn dễ nắm bắt thông tin hơn.

    1. Việc hoán đổi cổ phiếu được thực hiện thông qua chào bán, phát hành thêm

    Chào bán cổ phiếu để hoán đổi là việc chào bán, phát hành thêm cổ phiếu và dùng cổ phiếu đó để đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác hoặc khoản nợ của tổ chức phát hành đối với chủ nợ.

    Trước đây, việc hoán đổi cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua việc phát hành cổ phiếu.

    2. Quy định rõ hơn tỷ lệ sở hữu nước ngoài

    Là tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp có quyền biểu quyết của tất cả nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên trong một công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán.

    3. Giải thích Hệ thống giao dịch Upcom (sàn giao dịch Upcom) là gì?

    Hệ thống giao dịch Upcom là nơi tổ chức giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết, cổ phần của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng.

    4. Trường hợp nào được xem là nhà đầu tư nước ngoài?

    Được xem là nhà đầu tư có vốn nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Cá nhân có quốc tịch nước ngoài.

    - Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài và thực hiện đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

    5. Loại công ty nào được xem là tổ chức kinh doanh chứng khoán theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP?

    Là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

    6. Thừa nhận chứng quyền có bảo đảm

    Là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

    7. Chủ nợ không chỉ là bên cho vay

    Chủ nợ là bên cho vay hoặc bên được quyền yêu cầu một tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ phải trả.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 27/06/2015 04:45:55 CH Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 27/06/2015 12:37:31 CH
     
    12506 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    tcbamc.ho (29/06/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #389768   27/06/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    8. Nới room cho nhà đầu tư nước ngoài

    Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó.

    Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%.

    Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế.

    Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó.

    Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác.

    Công ty đại chúng không thuộc các trường hợp trên, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

    Riêng với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hóa. Trường hợp pháp luật về cổ phần hóa không có quy định, tỷ lệ này thực hiện theo quy định trên.

    9. Không hạn chế đầu tư trái phiếu Chính phủ với nhà đầu tư nước ngoài

    Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật có liên quan hoặc tổ chức phát hành có quy định khác.

    Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài khi đến hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã nêu ở mục trên.

    Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký, trừ trường hợp điều lệ của tổ chức phát hành có quy định khác.

    Ngoại trừ quỹ mở, quỹ đầu tư chứng khoán có tỷ lệ sở hữu nước ngoài đạt từ 51% trở lên, thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua chứng khoán, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

    Phải công khai thông tin tỷ lệ sở hữu nước ngoài

    Công ty đại chúng, công ty niêm yết báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên trang thông tin điện tử của mình, của Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

    10. Quy định nghiêm ngặt về điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng

    - Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và sử dụng vốn.

    Phương án này phải xác định rõ mục đích, nhà đầu tư được chào bán hoặc tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chào bán, số lượng nhà đầu tư và quy mô dự kiến chào bán.

    Trong các trường hợp dưới đây, phương án phải xác định rõ nhà đầu tư được chào bán để Đại hội đồng cổ đông thông qua và chỉ được thay đổi sau khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận:

      + Chào bán cho một tổ chức, cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó dân đến tỷ lệ sở hữu của các đối tượng này vượt mức sở hữu được quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010.

      + Chào bán cho một tổ chức, cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành trong một đợt chào bán hoặc trong các đợt chào bán trong 12 tháng gần nhất.

    - Tuân thủ về thời gian hạn chế chuyển nhượng và khoảng cách giữa các đợt chào bán theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010.

    - Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức phát hành là doanh nghiệp thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

    - Tổ chức phát hành không phải là công ty mẹ của tổ chức được chào bán cổ phiếu; hoặc cả hai tổ chức này không phải là các công ty con của cùng một công ty mẹ.

    11. Lần đầu quy định điều kiện chào bán cổ phiếu để hoán đổi các khoản nợ của công ty đại chúng

    - Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán.

    Phương án chào bán phải nêu rõ mục đích, số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán, danh sách chủ nợ, giá trị các khoản nợ được hoán đổi và số lượng cổ phiếu dự kiến hoán đổi cho từng chủ nợ, phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi.

    Phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi phải có ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận hoặc công ty chứng khoán có chức năng thẩm định giá và không phải là người có liên quan (sau đây gọi là tổ chức thẩm định giá độc lập).

    Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa tỷ lệ hoán đổi dự kiến thực hiện và tỷ lệ hoán đổi hợp lý do tổ chức thẩm định giá độc lập xác định, thì Hội đồng quản trị phải có văn bản giải trình để Đại hội đồng cổ đông xem xét quyết định.

    - Các khoản nợ được phép hoán đổi phải là các khoản nợ đã được trình bày trong báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán hoặc kiểm toán soát xét và đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

    - Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức phát hành, chủ nợ là doanh nghiệp thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

    - Tuân thủ về thời gian hạn chế chuyển nhượng và khoảng cách giữa các đợt chào bán theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010.

    - Tổ chức phát hành không phải là công ty mẹ của chủ nợ; hoặc tổ chức phát hành và chủ nợ không phải là các công ty con của cùng một công ty mẹ.

    12. Điều kiện chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của công ty cổ phần chưa đại chúng hoặc chào bán cho một hoặc một số cổ đông xác định để hoán đổi cổ phiếu của công ty đại chúng khác hoặc chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy phần vốn góp tại công ty TNHH

    - Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán.

    Phương án chào bán phải nêu rõ mục đích, số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán, danh sách nhà đầu tư, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành hoán đổi và số lượng cổ phiếu, phần vốn góp nhận hoán đổi của từng nhà đầu tư, phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi.

    Phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi phải có ý kiến của tổ chức thẩm định giá độc lập. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa tỷ lệ hoán đổi dự kiến thực hiện và tỷ lệ hoán đổi hợp lý do tổ chức thẩm định giá độc lập xác định, thì Hội đồng quản trị phải có văn bản giải trình để Đại hội đồng cổ đông xem xét quyết định.

    Trường hợp hoán đổi cổ phiếu của một hoặc một số cổ đông xác định của công ty đại chúng khác thì phải được Đại hội đồng cổ đông của công ty được hoán đổi thông qua trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của tổ chức phát hành tại công ty đại chúng có cổ phiếu được hoán đổi vượt mức chào mua công khai theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010.

    - Cổ phiếu hoặc phần vốn góp được hoán đổi không thuộc các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng tại thời điểm hoán đổi theo quy định tại Điều lệ công ty của công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc các quy định pháp luật liên quan;

    - Đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức phát hành, công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi là doanh nghiệp thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về tập trung kinh tế trongtrường hợp hoán đổi để hợp nhất, sáp nhập.

    - Tuân thủ về thời gian hạn chế chuyển nhượng và khoảng cách giữa các đợt chào bán theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010.

    - Báo cáo tài chính của công ty có cổ phần hoặc phần góp vốn được hoán đổi đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Ý kiến của kiểm toán là chấp thuận toàn bộ, không có ý kiến ngoại trừ.

    - Tổ chức phát hành không phải là công ty mẹ của công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi; hoặc cả hai tổ chức này không phải là các công ty con của cùng một công ty mẹ.

    Chào bán riêng lẻ, chào bán riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ phải thực hiện theo quy định trên.

    Chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phần hoặc phần vốn góp nhằm mục đích hợp nhất, sáp nhập với tổ chức kinh doanh chứng khoán khác có cùng ngành nghề hoặc chào bán riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 04/07/2015 11:36:18 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #390198   01/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    13. Tinh gọn hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng

    Theo đó, hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng bao gồm:

    - Bản chính Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ (theo Mẫu số 01).

    - Bản chính Biên bản hoặc bản trích sao Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; Bản chính Quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua phương án chào bán và sử dụng vốn, kèm theo phương án chào bán và sử dụng vốn, danh sách nhà đầu tư được chào bán (nếu có) và số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán cho từng nhà đầu tư.

    - Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có).

    - Bản sao tài liệu của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu tương đương chứng minh tổ chức phát hành đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức phát hành là doanh nghiệp thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

    - Bản chính tài liệu Cam kết của tổ chức phát hành và nhà đầu tư được chào bán về đáp ứng điều kiện: Tổ chức phát hành không phải là công ty mẹ của tổ chức được chào bán cổ phiếu; hoặc cả hai tổ chức này không phải là các công ty con của cùng một công ty mẹ.

    14. Quy định thêm về hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ với một số trường hợp sau:

    * Để hoán đổi các khoản nợ

    - Bản chính Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ (theo Mẫu số 01).

    - Bản chính Biên bản hoặc bản trích sao Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; Bản chính Quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua phương án chào bán và sử dụng vốn, kèm theo phương án chào bán và sử dụng vốn, danh sách nhà đầu tư được chào bán (nếu có) và số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán cho từng nhà đầu tư.

    - Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có).

    - Bản chính Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã kiểm toán soát xét của tổ chức phát hành. Trong trường hợp các khoản nợ chưa được thuyết minh trong báo cáo tài chính, thì phải có văn bản của công ty kiểm toán báo cáo tài chính xác nhận danh sách chủ nợ và giá trị các khoản nợ để Đại hội đồng cổ đông thông qua.

    - Bản sao tài liệu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu hợp lệ khác chứng minh tổ chức phát hành, chủ nợ đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức phát hành, chủ nợ là doanh nghiệp thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trừ trường hợp tổ chức phát hành, chủ nợ là tổ chức kinh doanh chứng khoán.

    - Bản chính ý kiến bằng văn bản của tổ chức thẩm định giá độc lập và bản giải trình của Hội đồng quản trị (nếu có) về phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi.

    - Bản chính cam kết của tổ chức phát hành và chủ nợ về việc đáp ứng điều kiện Tổ chức phát hành không phải là công ty mẹ của chủ nợ; hoặc tổ chức phát hành và chủ nợ không phải là các công ty con của cùng một công ty mẹ.

    * Để hoán đổi cổ phần của công ty cổ phần hoặc phần vốn góp tại công ty TNHH

    - Bản chính Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ (theo Mẫu số 01).

    - Bản chính Biên bản hoặc bản trích sao Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; Bản chính Quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua phương án chào bán và sử dụng vốn, kèm theo phương án chào bán và sử dụng vốn, danh sách nhà đầu tư được chào bán (nếu có) và số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán cho từng nhà đầu tư.

    - Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có).

    - Bản chính cam kết của chủ sở hữu cổ phần, phần vốn góp được hoán đổi hoặc văn bản xác nhận bởi đại diện theo pháp luật của công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi về việc cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư được hoán đổi không bị hạn chế chuyển nhượng.

    Trường hợp hoán đổi cổ phiếu của một hoặc một số cổ đông xác định của công ty đại chúng khác dẫn đến tỷ lệ sở hữu của tổ chức phát hành tại công ty đại chúng đó vượt mức chào mua công khai theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010, thì phải bổ sung quyết định thông qua việc hoán đổi của Đại hội đồng cổ đông của công ty có cổ phiếu được hoán đổi.

    Trường hợp là hoạt động tập trung kinh tế phải thông báo, lấy ý kiến của cơ quan quản lý cạnh tranh, thì phải bổ sung văn bản của cơ quan này hoặc ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật về cạnh tranh.

    - Báo cáo tài chính của công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi đã được kiểm toán.

    - Bản sao tài liệu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu hợp lệ chứng minh tổ chức phát hành, công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức phát hành, công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi là doanh nghiệp thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về tập trung kinh tế trong trường hợp hoán đổi để hợp nhất, sáp nhập.

    - Bản chính cam kết của tổ chức phát hành và công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi về việc đáp ứng sau: Tổ chức phát hành không phải là công ty mẹ của công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi; hoặc cả hai tổ chức này không phải là các công ty con của cùng một công ty mẹ.

    * Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty cổ phần

    - Tùy vào mục đích bán có thể lựa chọn hồ sơ chào bán riêng lẻ của công ty đại chúng, hoặc để hoán đổi các khoản nợ theo quy định trên.

    - Bản chính Báo cáo tài chính có kiểm toán gần nhất và tài liệu hợp lệ chứng minh nhà đầu tư có đủ nguồn vốn hợp pháp để bổ sung vốn điều lệ.

    15. Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiểu riêng lẻ chỉ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

    Đồng thời, rút ngắn thời gian thực hiện việc đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Cụ thể, thủ tục đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ được thực hiện như sau:

    - Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    Trước đây, tùy vào loại hình của tổ chức phát hành mà nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ đến Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

    - Trường hợp hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có ý kiến bằng văn bản yêu cầu tổ chức phát hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

    Thời gian nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được tính từ thời điểm tổ chức phát hành hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

    - Trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo cho tổ chức phát hành và công bố trên trang thông tin điện tử xác nhận việc đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành.

    - Tổ chức phát hành phải mở một tài khoản phong tỏa và tiếp nhận vốn huy động theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật Chứng khoán, trừ trường hợp chào bán để hoán đổi các khoản nợ, hoặc để hoán đổi lấy cổ phần hoặc phần vốn góp tại công ty khác.

    - Trong hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành gửi báo cáo kết quả đợt chào bán (theo Mẫu số 02) cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán.

    Đối với các trường hợp chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ của công ty đại chúng hoặc để hoán đổi lấy cổ phiếu của công ty cổ phần chưa đại chúng hoặc chào bán cho một hoặc một số cổ đông xác định để hoán đổi cổ phiếu của công ty đại chúng khác hoặc chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy phần vốn góp tại công ty TNHH, báo cáo kết quả chào bán phải được gửi kèm theo văn bản xác nhận của các bên tiếp nhận cổ phần hoán đổi.

    16. Sửa đổi, bổ sung nghĩa vụ của tổ chức phát hành cổ phiếu riêng lẻ

    - Tổ chức phát hành và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác không được quảng cáo việc chào bán trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Việc công bố thông tin không được chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo hoặc mời chào mua cổ phiếu được chào bán riêng lẻ.

    - Sửa đổi, bổ sung, giải trình các hồ sơ theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    (Quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)

    - Ngoài việc tổ chức chào bán theo phương án đã đăng ký, tổ chức phát hành cổ phiếu riêng lẻ phải hoàn thành đợt chào bán trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

    - Quy định cụ thể nội dung Hội đồng quản trị được phép thay đổi:

    Hội đồng quản trị chỉ được thay đổi các nội dung tại phương án sử dụng vốn, liên quan tới tiêu chí xác định hoặc tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, mục đích sử dụng vốn khi được Đại Hội đồng cổ đông ủy quyền và theo quy định tại điều lệ công ty.

    Trong hạn 10 ngày kể từ ngày Hội đồng quản trị quyết định thay đổi các nội dung nêu trên, tổ chức phát hành báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (theo Mẫu số 03), đồng thời công khai nội dung thay đổi trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành và thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán với công ty đại chúng. Mọi thay đổi phải được báo cáo lại tại Đại Hội đồng cổ đông gần nhất.

    - Tổ chức phát hành phải công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại Đại hội đồng cổ đông hoặc thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận.

    Lưu ý rằng quy định này không áp dụng đối với trường hợp công ty đại chúng chào bán cổ phiếu để hoán đổi các khoản nợ hoặc hoán đổi cổ phần, phần vốn góp.

    17. Thay vì quy định trường hợp không được chào bán ra công chúng, Nghị định 60 quy định trường hợp được chào bán ra công chúng

    Cụ thể, sửa đổi, bổ sung một số quy định chung về việc chào bán ra công chúng:

    - Tổ chức, cá nhân chỉ được chào bán chứng khoán ra công chúng trong các trường hợp sau:

       + Doanh nghiệp đủ điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán và Khoản 7 Điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010, trừ trường hợp chào bán chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định pháp luật về cổ phần hóa, quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

    - Chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 79 Nghị định 58.

    - Việc đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải do tổ chức phát hành thực hiện, trừ các trường hợp sau:

       + Cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước bán phần vốn nhà nước nắm giữ ra công chúng theo quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, pháp luật về cổ phần hóa.

      + Cổ đông lớn chào bán phần vốn sở hữu ra công chúng.

    - Trường hợp tổ chức phát hành chào bán một phần trong tổng số cổ phần đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho một hoặc một số nhà đầu tư xác định (trừ trường hợp chào bán cho cổ đông hiện hữu tương ứng với tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty hoặc chào bán cho người lao động), thì phải bảo đảm điều kiện chào bán, điều kiện về quyền, nghĩa vụ của cổ đông không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho cổ đông hiện hữu, trừ trường hợp Đại Hội đồng cổ đông có chấp thuận khác.

    Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị phải xác định tiêu chí, danh sách các nhà đầu tư này theo các quy định về chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng. Số cổ phiếu chào bán nêu trên bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

    - Số tiền thu được từ đợt chào bán phải được chuyển khoản vào tài khoản phong tỏa theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật Chứng khoán. 

    Tổ chức phát hành không được sử dụng tiền trên tài khoản phong tỏa dưới bất cứ hình thức nào cho đến khi hoàn thành đợt chào bán và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    Trường hợp tổ chức phát hành là một ngân hàng thương mại thì phải lựa chọn một ngân hàng thương mại khác để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Ngân hàng mở tài khoản phong tỏa không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành.

    - Trong hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về kết quả chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán.

    - Trong hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả chào bán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi thông báo xác nhận kết quả chào bán cho tổ chức phát hành, Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

    - Sau khi nhận được thông báo xác nhận kết quả chào bán từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán và hoàn tất thủ tục đăng ký, lưu ký, đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán theo Khoản 1 Điều 56 Nghị định 58.

    Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam phải phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán đưa chứng khoán đã đăng ký lưu ký tập trung vào giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. Tổ chức phát hành có phải công bố thông tin trong vòng 24 giờ về việc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom ngay sau khi nhận được thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán về việc hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch.

    - Báo cáo sử dụng vốn

      + Hội đồng quản trị chỉ được thay đổi mục đích sử dụng vốn khi được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho phép thực hiện.

    Trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định thay đổi mục đích sử dụng vốn theo ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông, trong hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi mục đích sử dụng vốn, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định 58, kèm theo quyết định của Hội đồng quản trị và các tài liệu liên quan của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi (nếu có), đồng thời công bố thông tin về việc thay đổi.

    Việc thay đổi mục đích sử dụng vốn phải được báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất.

      + Trường hợp huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư, định kỳ 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán cho đến khi hoàn thành dự án; hoặc cho đến khi đã giải ngân hết số tiền huy động được, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định 58 và công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.

    Tổ chức phát hành phải công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại Đại hội đồng cổ đông hoặc thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận.

    18. Trường hợp miễn trừ nếu thời gian hoạt động chưa đến 01 năm kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập được phép chào bán chứng khoán ra công chúng

    Theo Nghị định 58, về điều kiện được phép chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có quy định công ty phải có thời gian hoạt động từ 01 năm trở lên kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập.

    Tuy nhiên, Nghị định 60 cho phép các tổ chức sau đây không phải đáp ứng điều kiện hoạt động từ 01 năm trở lên kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập:

    - Các tổ chức tham gia hợp nhất, sáp nhập hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm thực hiện hợp nhất, sáp nhập có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm hợp nhất, sáp nhập.

    - Là tổ chức hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    19. Quy định thêm trường hợp chào bán và niêm yết chứng chỉ quỹ tại nước ngoài

    Công ty quản lý quỹ được chào bán, huy động vốn ở nước ngoài để lập quỹ đầu tư ở nước ngoài, niêm yết chứng chỉ các quỹ thành lập ở Việt Nam tại nước ngoài.

    Hoạt động huy động vốn từ nước ngoài, chào bán, niêm yết chứng chỉ quỹ tại nước ngoài phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và phải tuân thủ quy định pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật liên quan.Trường hợp niêm yết chứng chỉ của quỹ thành lập tại Việt Nam ở nước ngoài, phải được Đại hội nhà đầu tư của quỹ thông qua và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    20. Thêm điều kiện để được phép mua lại cổ phiếu

    Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ phải đáp ứng các điều kiện:

    - Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua đối với trường hợp mua lại trên 10% tổng số cổ phần phổ thông hoặc trên 10% tổng số cổ phần ưu đãi cổ tức đã phát hành hoặc có quyết định của Hội đồng quản trị thông qua đối với trường hợp mua lại không quá 10% tổng số cổ phần phổ thông trong mỗi 12 tháng hoặc không quá 10% tổng số cổ phần ưu đãi cổ tức đã phát hành trong mỗi 12 tháng.

    - Có đủ vốn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau: Thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định pháp luật.

    - Có phương án mua lại cổ phiếu được Hội đồng quản trị thông qua, trong đó nêu rõ thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá.

    - Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch.

    - Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu phổ thông dẫn đến số lượng cổ phiếu quỹ đạt từ 25% tổng số cổ phiếu cùng loại đang lưu hành của công ty trở lên phải thực hiện chào mua công khai.

    - Đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành trong trường hợp công ty đại chúng thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

    - Tổng số cổ phiếu mua lại để làm cổ phiếu quỹ, trong tất cả các đợt mua lại, không được vượt quá 30% số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.

    21. Quy định lại trường hợp được miễn trừ các điều kiện được phép mua lại cổ phiếu

    - Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông được quy định tại Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2014.

    - Mua lại cổ phiếu của cán bộ công nhân viên theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động; mua lại cổ phần lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    - Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
  • #390607   04/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    22. Sửa đổi trường hợp không được mua lại  cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ

    Công ty không được mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau:

    - Đang có nợ quá hạn căn cứ báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán. Trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu là thời điểm sau ngày 30/6 hàng năm, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính bán niên gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét.

    - Đang trong quá trình chào bán cổ phiếu để huy động thêm vốn.

    - Cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai.

    - Đã mua lại cổ phiếu trong vòng 06 tháng tính từ ngày báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu quỹ, trừ các trường hợp miễn trừ quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 58; hoặc vừa kết thúc đợt chào bán, phát hành cổ phiếu để tăng vốn không quá 06 tháng, tính từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành.

    - Mua lại cổ phiếu và bán cổ phiếu quỹ trong cùng một đợt.

    Trừ trường hợp mua lại cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu trong công ty, hoặc công ty thực hiện chào mua công khai đối với cổ phiếu đã phát hành, hoặc mua lại cổ phần theo quyết định, bản án của Tòa án, phán quyết của Trọng tài, công ty không được mua cổ phần của các cổ đông sau làm cổ phiếu quỹ:

    - Người quản lý công ty và người liên quan theo quy định của Luật Chứng khoán.

    - Người sở hữu cổ phần có hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật và điều lệ công ty.

    - Cổ đông lớn theo quy định tại Luật Chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức phát hành đã đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán và giao dịch thực hiện dưới hình thức khớp lệnh.

    23. Công ty đại chúng được tiêu hủy cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ

    Đó là một trong những nội dung của điều kiện bán cổ phiếu quỹ. Theo đó:

    - Công ty đại chúng chỉ được bán cổ phiếu quỹ sau 06 tháng, kể từ ngày kết thúc đợt mua lại gần nhất, trừ trường hợp cổ phiếu quỹ được bán hoặc dùng làm cổ phiếu thưởng cho người lao động hoặc là giao dịch cổ phiếu mua lại trong các trường hợp miễn trừ quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 58.

    Công ty đại chúng được tiêu hủy cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ; hoặc bán, dùng làm cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ; không được dùng làm tài sản bảo đảm, tài sản để góp vốn, hoặc hoán đổi.

    - Có quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án bán cụ thể trong đó nêu rõ thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá.

    - Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch.

    - Trường hợp bán cổ phiếu quỹ dưới hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, công ty đại chúng thực hiện theo quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

    24. Mở rộng trường hợp chào mua công khai

    Ngoài các trường hợp được nêu tại Nghị định 58, Nghị định 60 bổ sung thêm trường hợp:

    Trường hợp tham gia các đợt đấu giá chứng khoán chào bán ra công chúng, tổ chức, cá nhân không phải thực hiện theo các quy định về chào mua công khai khi có ý định mua đạt hoặc vượt các tỷ lệ sở hữu cổ phiếu quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010.

     

    25. Không giới hạn tổng giá trị chứng chỉ quỹ như trước đây khi niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

    Điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng:

    - Là quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

    - Thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng (nếu có) của công ty đầu tư chứng khoán cam kết nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và tối thiểu 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo.

    Trường hợp quỹ đầu tư bất động sản tiếp nhận vốn góp là bất động sản với giá trị chiếm từ 30% trở lên số lượng chứng chỉ quỹ đã phát hành, thì các nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản phải nắm giữ tối thiểu 30% số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành trong 03 năm, kể từ thời điểm góp bất động sản vào quỹ và nắm giữ tối thiểu 15% chứng chỉ quỹ đang lưu hành trong 03 năm tiếp theo.

    Trường hợp các nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản sở hữu chưa tới 30% chứng chỉ quỹ đã phát hành thì phải nắm giữ 100% chứng chỉ quỹ đang sở hữu trong 03 năm, kể từ thời điểm góp bất động sản vào quỹ và nắm giữ tối thiểu 15% trong 03 năm tiếp theo.

    Trường hợp các nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản sở hữu chưa tới 15% chứng chỉ quỹ đã phát hành thì phải nắm giữ 100% chứng chỉ quỹ đang sở hữu trong 06 năm, kể từ thời điểm góp bất động sản vào quỹ.

    - Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng không bao gồm nhà đầu tư chứng khoánchuyên nghiệp. Quy định này không áp dụng đối với quỹ hoán đổi danh mục.

    - Có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hợp lệ theo quy định.

    26. Mở rộng nội dung Bộ Tài Chính có trách nhiệm hướng dẫn

    Bộ Tài chính hướng dẫn niêm yết, niêm yết lại chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán của các tổ chức sau:

      + Tổ chức hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

      + Công ty niêm yết phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại công ty mục tiêu dẫn đến làm phát sinh tăng trên 50% vốn điều lệ (trước khi phát hành).

      + Chứng quyền có bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành.

    Trường hợp tổ chức lại các Sở Giao dịch chứng khoán, điều kiện niêm yết áp dụng theo Điều 53, Điều 54 Nghị định 58. (Lưu ý, khoản 3 Điều 53 thực hiện theo mục 25 nêu trên)

    Việc phân loại khu vực niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    27. Hướng dẫn đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom và cả giao dịch niêm yết

    Trừ trường hợp cổ phiếu đã niêm yết, đăng ký giao dịch, cổ phiếu đã chào bán ra công chúng phải được đăng ký để lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom, niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc sau:

      + Trong hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo quy định pháp luật về cổ phần hóa và trong hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán ra công chúng của các doanh nghiệp khác theo quy định pháp luật về chứng khoán, tổ chức phát hành phải hoàn tất các thủ tục để đăng ký lại doanh nghiệp (nếu có), đăng ký lưu ký cổ phần, cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

      + Trường hợp doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo quy định tại Điều 22 Nghị định 58 dưới hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng mà đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết theo quy định tại Điều 53 hoặc Điều 54 Nghị định 58 (Lưu ý, khoản 3 Điều 53 thực hiện theo mục 25 nêu trên), doanh nghiệp phải nộp hồ sơ niêm yết ngay sau khi kết thúc đợt chào bán và báo cáo kết quả chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    Bộ Tài chính quy định cụ thể hồ sơ, thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom; niêm yết, đăng ký giao dịch bổ sung.

    28. Quy định rõ nội dung hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đại chúng

    Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu gồm:

    - Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu.

    - Bản chính Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu hoặc quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Đề án cổ phần hóa (trong trường hợp niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa).

    - Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết.

    - Bản cáo bạch theo mẫu của Bộ Tài chính.

    - Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo.

    - Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có).

    - Giấy cam kết hạn chế tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định pháp luật đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù (nếu có).

    - Danh sách những người có liên quan đến các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng.

    - Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký, lưu ký tập trung.

    - Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng cổ phần.

    Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng và cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bao gồm:

    - Giấy đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

    - Sổ đăng ký nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc sổ đăng ký cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

    - Điều lệ Quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và Hợp đồng giám sát đã được Đại hội nhà đầu tư hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua.

    - Bản cáo bạch theo mẫu của Bộ Tài chính.

    - Danh sách và lý lịch tóm tắt của thành viên Ban đại diện quỹ; cam kết bằng văn bản của các thành viên độc lập trong Ban đại diện quỹ về sự độc lập của mình đối với công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.

    - Cam kết của thành viên Ban đại điện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng (nếu có) của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng về việc nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo.

    - Bản chính Báo cáo danh mục đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán tại thời điểm đăng ký niêm yết có xác nhận của ngân hàng giám sát. Trường hợp đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, thì bổ sung hợp đồng sử dụng chỉ số và các hợp đồng với các thành viên lập quỹ.

    - Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đã đăng ký, lưu ký tập trung.

    29. Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán thay cho Quyết định của ĐHĐCĐ khi thay đổi đăng ký niêm yết

    Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết nộp cho Sở giao dịch chứng khoán bao gồm:

    - Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết, trong đó nêu rõ lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có liên quan.

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán hoặc các văn bản khác do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 04/07/2015 10:17:15 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #390616   04/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    30. Quy định lại các trường hợp chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết

    - Tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán không đáp ứng được các điều kiện niêm yết quy định của Nghị định này tại Điểm a, d Khoản 1 Điều 53 hoặc Điểm a, c Khoản 1 Điều 54 đối với cổ phiếu; Điểm a, c Khoản 2 Điều 53 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 54 đối với trái phiếu doanh nghiệp; Điểm a, c Khoản 3 Điều 53 (được sửa đổi và nêu tại mục 25 trên) đối với chứng chỉ quỹ trong thời hạn 01 năm.

    - Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên.

    - Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành.

    - Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng.

    - Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

    - Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại hoặc không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể hoặc phá sản hoặc do tổ chức phát hành thực hiện chào bán, phát hành từ 50% trở lên số lượng cổ phiếu đang lưu hành để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác; quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động; tổ chức niêm yết không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng.

    - Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn.

    - Tổ chức kiểm toán không chấp nhận kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết

    - Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp.

    - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc hồ sơ niêm yết chứa đựng những thông tin sai lệch nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

    - Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

    31. Quy định lại điều kiện được hủy bỏ niêm yết khi tổ chức niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết

    Chỉ được quyền hủy bỏ niêm yết khi tổ chức niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Quyết định hủy bỏ niêm yết được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua theo quy định pháp luật doanh nghiệp, trong đó phải được ít nhất 51% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua.

    - Việc hủy bỏ niêm yết chỉ được thực hiện sau tối thiểu 02 năm, kể từ ngày niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán.

    Cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom ngay sau khi hủy bỏ niêm yết.

    Trình tự, thủ tục hủy bỏ niêm yết cổ phiếu, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch Upcom; hủy bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    32. Thêm quy định nới room cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia chứng khoán

    Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu không hạn chế vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo nguyên tắc sau:

    - Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện (sẽ được nêu tại mục 33) thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài.

    Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng điều kiện hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

    - Tuân thủ quy định sau:

      + Đối với công ty chứng khoán: Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty chứng khoán khác.

      + Đối với công ty quản lý quỹ: Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu tham gia) không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty quản lý quỹ khác.

    Đồng thời, bãi bỏ nội dung: Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ phải tuân thủ các quy định áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài.

    33. Điều kiện với tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua để sở hữu 100% vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán

    Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp.

    Đồng thời, bỏ quy định phải chịu sự giám sát thường xuyên, liên tục của cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

    34. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn thặng dư vốn trong các đợt chào bán, phát hành

    Cụ thể, tổ chức kinh doanh chứng khoán được phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn thặng dư vốn trong các đợt chào bán, phát hành hoặc do chênh lệch giữa giá bán và giá vốn mua vào cổ phiếu quỹ; hoặc từ nguồn lợi nhuận để lại và các nguồn vốn hợp lệ khác của vốn chủ sở hữu.

    - Trường hợp phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn thặng dư vốn do chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán trong các đợt chào bán, phát hành, công ty chỉ được thực hiện sau một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt chào bán, phát hành gần nhất. Trường hợp phát hành từ nguồn thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán và giá vốn mua vào cổ phiếu quỹ, thì chỉ được thực hiện sau khi đã bán hết cổ phiếu quỹ.

    - Trường hợp phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại và các nguồn vốn hợp lệ khác thuộc vốn chủ sở hữu, công ty chỉ được thực hiện khi không có lỗ lũy kế và bảo đảm có đủ nguồn vốn thực hiện sau khi đã trích lập đầy đủ các khoản dự phòng đầu tư, dự phòng phải thu khó đòi và các khoản dự phòng khác theo quy định.

    35. Công ty chứng khoán được quyền chào bán chứng quyền có bảo đảm

    Công ty chứng khoán đáp ứng các điều kiện sau được chào bán chứng quyền có bảo đảm:

    - Không có lỗ lũy kế, có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 1.000 tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của năm gần nhất và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã kiểm toán soát xét.

    - Được cấp phép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

    - Ký quỹ chứng khoán cơ sở hoặc tiền để bảo đảm thanh toán cho đợt chào bán tại ngân hàng lưu ký không phải là người có liên quan.

    - Không bị đặt trong tình trạng cảnh báo, tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động hoặc trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản.

    - Báo cáo tài chính của năm liền trước đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán được chấp thuận không có ngoại trừ.

    Việc chào bán chứng quyền có bảo đảm phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện.

    Hồ sơ, trình tự, thủ tục chào bán chứng quyền có bảo đảm; mức ký quỹ, loại chứng khoán cơ sở, tiêu chí về thanh khoản, vốn hóa thị trường, tỷ lệ tự do chuyển nhượng của chứng khoán cơ sở, quy mô của các đợt chào bán và các chỉ tiêu tài chính của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    36. Hướng dẫn việc góp vốn bằng bất động sản vào quỹ đầu tư bất động sản

    Điều kiện:

    Nhà đầu tư được góp vốn bằng bất động sản đáp ứng các điều kiện sau để thành lập quỹ đầu tư bất động sản hoặc tăng vốn điều lệ cho quỹ đầu tư bất động sản:

    - Bất động sản đáp ứng các quy định tại điều lệ quỹ, phù hợp với mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của quỹ.

    - Bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư, không bị hạn chế chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bất động sản dự kiến góp vào quỹ; không phải là tài sản bảo đảm đang được cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, bị phong tỏa hoặc trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định pháp luật dân sự và đáp ứng các quy định (sẽ được nêu ở mục 37).

    Hồ sơ:

    Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng trong trường hợp có nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản bao gồm các tài liệu sau:

    - Bản chính Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.

    - Điều lệ quỹ.

    - Bản chính Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt.

    - Hợp đồng nguyên tắc về hoạt động lưu ký, giám sát ký với ngân hàng giám sát; hợp đồng nguyên tắc về hoạt động định giá ký với tổ chức định giá (nếu có); hợp đồng về quản lý bất động sản ký với tổ chức quản lý bất động sản; hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối chứng chỉ quỹ giữa công ty quản lý quỹ và các đại lý phân phối.

    - Bản chính Danh sách nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản và thành viên sáng lập của quỹ (nếu có), kèm theo biên bản thỏa thuận góp bất động sản để thành lập quỹ đầu tư bất động sản trong đó thống nhất về giá trị tài sản góp vốn và các tài liệu sau:

      + Bản sao chứng thực quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hợp lệ chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân của nhà đầu tư là cá nhân.

      + Bản chính Biên bản họp, Nghị quyết đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc quyết định của chủ sở hữu của tổ chức góp vốn phù hợp với quy định tại điều lệ công ty về việc góp tài sản vào quỹ đầu tư bất động sản, cam kết tuân thủ các điều kiện về hạn chế chuyển nhượng chứng chỉ quỹ.

      + Bản sao các tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản của nhà đầu tư góp vốn theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai.

    - Bản chính Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc báo cáo của tổ chức quản lý bất động sản về tình hình khai thác bất động sản trong năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và các báo cáo quý gần nhất.

    - Bản chính Chứng thư thẩm định giá bất động sản của 02 tổ chức thẩm định giá độc lập.

    - Hồ sơ nhân viên nghiệp vụ tại bộ phận quản lý quỹ đầu tư bất động sản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    - Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

    Hồ sơ chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ để tăng vốn cho nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản bao gồm các tài liệu sau:

    - Bản chính Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.

    - Điều lệ quỹ.

    - Bản chính Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt.

    - Bản chính Danh sách nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản và thành viên sáng lập của quỹ (nếu có), kèm theo biên bản thỏa thuận góp bất động sản để thành lập quỹ đầu tư bất động sản trong đó thống nhất về giá trị tài sản góp vốn và các tài liệu sau:

      + Bản sao chứng thực quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hợp lệ chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân của nhà đầu tư là cá nhân.

      + Bản chính Biên bản họp, Nghị quyết đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc quyết định của chủ sở hữu của tổ chức góp vốn phù hợp với quy định tại điều lệ công ty về việc góp tài sản vào quỹ đầu tư bất động sản, cam kết tuân thủ các điều kiện về hạn chế chuyển nhượng chứng chỉ quỹ.

      + Bản sao các tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản của nhà đầu tư góp vốn theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai.

    - Bản chính Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc báo cáo của tổ chức quản lý bất động sản về tình hình khai thác bất động sản trong năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và các báo cáo quý gần nhất.

    - Bản chính Chứng thư thẩm định giá bất động sản của 02 tổ chức thẩm định giá độc lập.

    - Bản chính Biên bản họp và nghị quyết của đại hội nhà đầu tư thông qua việc chào bán thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn cho quỹ, thông qua phương án phát hành và sử dụng vốn.

    Biên bản họp và nghị quyết của ban đại diện quỹ thông qua các nội dung về: Hồ sơ phát hành, thời điểm, mức giá phát hành, tiêu chí xác định và nhà đầu tư được chào bán trong trường hợp không phân phối hết số quyền mua chứng chỉ quỹ dự kiến phát hành.

    - Bản chính Báo cáo tài chính liền trước năm đề nghị phát hành chứng chỉ quỹ đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

    - Bản chính Báo cáo kết quả định giá, định giá lại, chứng thư thẩm định giá của các bất động sản hiện có của quỹ, báo cáo về giá trị tài sản ròng có xác nhận của ngân hàng giám sát tại thời điểm nộp hồ sơ.

    Trình tự:

    Việc định giá bất động sản góp vào quỹ đầu tư bất động sản phải do hai tổ chức thẩm định giá độc lập thực hiện theo quy định pháp luật về thẩm định giá, pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật liên quan.

    Việc định giá được thực hiện trong thời hạn không quá 06 tháng, tính tới ngày nộp hồ sơ chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ. Trường hợp thành lập quỹ, giá trị tài sản góp vốn phải được tất cả các nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản và thành viên sáng lập (nếu có) của quỹ chấp thuận. Trường hợp tăng vốn điều lệ của quỹ, giá trị tài sản góp vốn phải được Đại hội nhà đầu tư của quỹ thông qua.

    Trường hợp bất động sản góp vào quỹ được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của bất động sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá bất động sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

    Việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản từ nhà đầu tư cho quỹ thực hiện theo quy định pháp luật về doanh nghiệp và quy định pháp luật liên quan.

    37. Giới hạn giá trị tài sản ròng mà Quỹ đầu tư bất động sản phải đảm bảo

    - Tối thiểu 65% giá trị tài sản ròng của quỹ được đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam với mục đích cho thuê hoặc khai thác để thu lợi tức ổn định và đáp ứng điều kiện của Quỹ đầu tư bất động sản theo Nghị định 58, cổ phiếu của tổ chức phát hành là tổ chức kinh doanh bất động sản có doanh thu hoặc thu nhập từ việc sở hữu, cho thuê và kinh doanh bất động sản đạt tối thiểu 65% tổng doanh thu hoặc thu nhập.

    - Tối đa 35% giá trị tài sản ròng của quỹ được đầu tư vào tiền và các công cụ tương đương tiền, giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng theo pháp luật ngân hàng, trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh, chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, không tính phần đầu tư vào cổ phiếu của công ty bất động sản.

    Việc đầu tư vào các tài sản này phải bảo đảm các giới hạn sau:

    - Không được đầu tư quá 5% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán phát hành bởi cùng một tổ chức, trừ trái phiếu Chính phủ.

    - Không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán phát hành của một nhóm công ty có quan hệ công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết.

    - Không được đầu tư vào quá 10% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành.

    Hết

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 04/07/2015 11:36:53 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #390617   04/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mình đã cập nhật đầy đủ Toàn văn sửa đổi Nghị định 60/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán.

    Các bạn có thể tải file word tại đây để tham khảo nhe. 

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 04/07/2015 11:38:08 SA
     
    Báo quản trị |