Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự có được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên?

Chủ đề   RSS   
  • #298204 20/11/2013

    lovingboyck5

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự có được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên?

    Thưa Luật sư,

    Tôi là chuyên viên của một trường đại học công lập.

    Ký hợp đồng tập sự 1 năm từ tháng 9/2010.

    Đến tháng 9/2011 tôi nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhà trường có quyết định cử đi. Tháng 10/2011 tôi được vào biên chế chính thức.

    Tháng 1/2013 tôi xuất ngũ và ngay tháng 2/2013 tôi được tiếp tục làm việc tại cơ quan cũ.

    Theo thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/07/2013 về chế độ nâng lương thì thời gian được xét và không đc xét nâng lương như sau:

    Điều 2:

    1. b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

    - Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

    - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    - Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    - Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

    1. c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

    - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

    - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

    - Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

    Vậy trường hợp của tôi là thực hiện nghĩa vụ quân sự không thuộc nhóm được xét, mà cũng không thuộc nhóm không được xét.

    Xin quý luật sư giải thích giúp trường hợp của tôi.

    Bổ sung, Theo quy định tại tiết a, Điểm 10, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ thì “Quân nhân nghĩa vụ khi hết thời hạn được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp đều được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp để tính là thời gian công tác liên tục”.

    Tại Khoản 5 Điều 3 Luật BHXH quy định: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

    Khi tôi nhập ngũ thì dừng đóng BHXH tại trường cho đến khi đi làm việc trở lại mới đóng tiếp.

    Tuy nhiên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì nhà nước vẫn đóng bảo hiểm xã hội cho quân nhân (tức là tôi vẫn đóng báo hiểm)

     

    Vậy xin quý luật sư giải thích cho tôi hiểu trường hợp của tôi có được xét nâng lương đúng thời hạn không hay bị chậm mất 18 tháng đi bộ đội. Trân trọng cảm ơn.

     
    12942 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #298484   21/11/2013

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Các va9n bản và nội dung bạn viện dẫn đều cho thấy công ty phải tính thời gian bạn đi nghĩa vụ vào thời gian công tác nếu đủ thời gian xét nâng lương thì phải xem xét nâng lương cho bạn.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #439836   26/10/2016

    lovingboyck5
    lovingboyck5

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phòng chức năng cơ quan tôi ko tính thời gian 18 tháng đi bộ đội của tôi vào thời gian xét nâng lương, vì cho rằng thời gian đó cơ quan tôi không trả lương.

    Kính nhờ các quý luật sư tư vấn giúp.

     
    Báo quản trị |  
  • #440238   01/11/2016

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10489)
    Số điểm: 58124
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4571 lần
    Lawyer

    Chào bẠN.

    Theo quy định của pháp luật lao động thì trong thời gian bạn thực thi trách nhiệm nghĩa vụ quân sự phải tạm hõan thực hiện hợp đồng lao động. Vì thế, đây là thời gian bạn không đi làm và không hưởng lương tại công ty/đơn vị thì làm sao tính vào thời gian công tác để xét nâng bậc lương cho bạn được?

    Vì thế, cách giải thích của đơn vị là đúng đấy bạn,

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #440047   29/10/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Cơ quan làm vậy là đúng rồi, căn cứ theo nội dung sau. Cái thông tư 13/NV bạn trích dẫn đã ban hành từ rất là lâu rồi và không còn giá trị sử dụng nữa.

     

    1. c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

    - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

    - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

    - Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

     
    Báo quản trị |  
  • #440251   01/11/2016

    lovingboyck5
    lovingboyck5

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các luật sư đã tư vấn.

    Em nhất trí với quan điểm cơ quan ko xét nâng lương vì họ ko trả lương trong 18 tháng đó.

    Nhưng dở hơi là em cũng không thuộc nhóm Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

    - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

    - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

    - Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

    Thế mới thấy Luật còn chưa chặt chẽ.

     
    Báo quản trị |  
  • #440350   02/11/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào các bạn.

    Đúng là Luật chưa chặt chẽ.

    Theo tôi, trường hợp bạn Lovingboyck5 phải được tính thời gian đi bộ đội để xét nâng bậc lương thường xuyên. Bởi vì cơ quan có QĐ cử đi bộ đội cũng như là đi công tác vậy, vẫn làm việc theo sự điều động của cơ quan chứ không phải là nghỉ việc, và vẫn đóng BHXH trong quân đội. Mặt khác trong thời gian đó bạn ấy vẫn có tên trong danh sách trả lương của cơ quan (vẫn là viên chức trong biên chế của cơ quan).

    (Trong điểm b khoản 1 điều 2 và điểm b khoản 1 điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV đều có nhắc đến cụm từ "có tên trong danh sách trả lương của cơ quan"; và đã định nghĩa thế nào là trong danh sách trả lương như sau: "Danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao biên chế (đối với cán bộ, công chức) hoặc phê duyệt số lượng người làm việc (đối với viên chức và người lao động"). Ở đây bạn vẫn có tên trong danh sách biên chế, chỉ là được điều động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    Bạn nghỉ việc ở cơ quan để thực hiện nghĩa vụ quân sự chứ không phải là các dạng nghỉ việc như quy định tại điểm b khoản 1 điều 2 mà bạn đã biết.

    Việc cơ quan coi bạn đi bộ đội là thời gian không trả lương là không đúng. Cơ quan không trả lương thì quân đội trả lương. Cứ xác định như cơ quan vậy thì ví dụ người được cử đi biệt phái đến làm việc cho một cơ quan khác và do cơ quan được cử đến đó trả lương thì thời gian đó cũng không được tính ư???

    Bạn hãy đề nghị cơ quan xem xét lại cho bạn. Nếu không được hãy kiến nghị cơ quan cấp trên. Kể cả hỏi lên Bộ nội vụ để được trả lời xác đáng.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #440431   03/11/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Tôi có ý kiến khác với RIA1.  Trường hợp này cái "quyết định cử đi" của nhà trường thực ra chẳng có nghĩ lý gì hết, vì khi bạn ấy thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là nghĩa vụ công dân của mình, không phụ thuộc vào việc trường có "cử" đi hay không.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    thuylongtb (03/07/2019)
  • #440469   03/11/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    @ ntdieu.

    Vậy chẳng nhẽ giả sử anh A và B cùng học với nhau, cùng vào một cơ quan một ngày. Một thời gian sau anh A do chấp hành tốt nghĩa vụ công dân nên đi nghĩa vụ quân sự, còn anh B vì lý do sức khỏe (hay vì tạo ra lý do gì gì đó để trốn) không phải đi nghĩa vụ quân sự mà vẫn ở lại làm việc tại cơ quan. Kết quả là anh A sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự sẽ bị chậm thời gian nâng bậc lương so với anh B? ====> Bạn thấy có công bằng không?

    Tôi tìm được văn bản này tuy đã cũ, nhưng cũng có thể tham khảo trong bối cảnh văn bản chính sách hiện hành chưa rõ ràng: Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức cán bộ chính phủ, tại Khoản 3 Mục 6. Các bạn chịu khó tìm trên cổng thông tin điện tử chính phủ nhé. Nội dung đó là:

    3- Công chức thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau khi hoàn thành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức cũ bố trí công tác, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính để xét nâng bậc lương theo quy định chung của Nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #440496   03/11/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    @RIA1: Tôi thấy chuyện anh A phải trễ lên lương hơn anh B do phải thực hiện NVQS, còn anh B không đi NV thì đó chính là một sự công bằng. Chuyện nào nó ra chuyện đó chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #440513   04/11/2016

    lovingboyck5
    lovingboyck5

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các luật sư đã tư vấn, trường hợp của em ở cơ quan em là trường hợp hy hữu. Theo tư duy của em, và cùng là bảo vệ cho lợi ích của mình, thì em hoàn toàn được tính 18 tháng. Vì coi như em chuyển công tác từ Bộ A sang Bộ Quốc phòng, sau lại chuyển từ Bộ QP về bộ A, vẫn là Chính phủ trả lương. Nếu lập luận như em, thì khi các anh chuyển đơn vị công tác, anh bị mất hết các thời gian trước đó ở đơn vị cũ.

     
    Báo quản trị |  
  • #440524   04/11/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình (trái ngược với các bạn ntdieuNguyenNhatTuan). Mà không biết có phải bạn NguyenNhatTuan nhầm trường hợp này là lao động hợp đồng? Xin lưu ý đây là viên chức đấy.

    Có lẽ tranh luận mãi cũng chẳng phân định được đâu. Bạn Lovingboyck5 còn trẻ, thời gian làm việc còn dài. Nếu để tụt 18 tháng thì tính cho cả quãng thời gian còn lại sẽ thiệt thòi rất lớn, thiệt cả lương hưu nữa. Bạn đã tư duy như vậy thì hãy tìm cách bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Chúc bạn thành công.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Nguyễn Trường Hồ