Quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #467820 15/09/2017

    trangttuong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu

    Xin chào luật sư, cho tôi xin phép hỏi một số điều sau:

    Căn cứ theo điều 125 BLDS 2015, người đại diện hợp pháp của người bị mất năng lực hành vi có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với giao dịch do người mất năng lực hành vi xác lập, thực hiện.

    Vậy giả sử, nếu người vị thành niên (14 tuổi) thành lập hợp đồng lao động với công ty chúng tôi, có sự chứng kiến và đồng thuận của người giám hộ đương thời là mẹ của người vị thành niên. Sau đó, do lý do gia đình, cha của cháu trở thành người giám hộ hợp pháp của cháu bé. Vậy, cha của cháu có quyền yêu cầu tuyên hợp đồng lao động giữa chúng tôi và cháu bé này vô hiệu với căn cứ theo điều 125 hay không?

    Xin cảm ơn luật sư.

     

     
    9171 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468019   18/09/2017

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định của Điều 125 BLDS quy định:

    Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

    1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

    a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

    b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

    c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

     

    Mối quan hệ được xác lập dựa trên BLLĐ 2012 thì tại điều 164 quy định:

    Điều 164. Sử dụng lao động dưới 15 tuổi

    1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    2. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

    a) Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

    b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;

    c) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;

    3. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Theo như bạn trình bày, tôi nhận thấy người chưa thành niên đã ký kết HĐLĐ với Công ty, trước sự chứng kiến và đồng thuận của mẹ. Tuy nhiên, vì mối quan hệ là lao động nên cần phải đối chiếu sự phù hợp với BLLĐ 2012. Vì vậy, HĐLĐ chỉ hợp pháp khi và chỉ khi Công ty ký kết HĐLĐ với người đại diện (mẹ của người chưa thành niên) và có sự đồng ý của người chưa thành niên theo điểm a khoản 2 điều 164 BLLĐ 2012. 

    Chưa kể đến việc đôi bên phải thỏa thuận nội dung việc làm phù hợp theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đối với người từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi.

    => Vì vậy, theo quy định pháp luật thì người cha yêu cầu tòa án tuyên HĐLĐ này vô hiệu là có cơ sở.

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #469081   28/09/2017

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn được Luật sư Đoàn Khắc Độ trả lời như sau:

    Hợp đồng lao động với người lao động từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

    1. Hợp đồng phải do người đại diện theo pháp luật của người lao động ký và phải được người lao động đồng ý.

    2. Công việc của người lao động từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi phải là công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định.

    Theo Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH, thì công việc nhẹ của người lao động từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi gồm: 

    1. Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước); 

    2. Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền.

    2. Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế.

    3. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.

    4. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.

    5. Nuôi tằm.

    6. Gói kẹo dừa.

    Nếu không đáp ứng một trong hai điều 2 (tô màu đỏ) nêu trên thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

    Lưu ý: Trường hợp này hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật (Điều 123 BLDS), chứ không phải vô hiệu theo Điều 125 BLDS; và cha hoặc mẹ người lao động này có quyền yêu cầu Tòa tuyến bố hợp đồng vô hiệu.

    Trân trọng.

    Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

    Điện thoại: 0903 168 986

    Email: do@luatdaiduc.vn

    Website: www.luatdaiduc.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Âu Quang Phục

Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...