Nhiều đề xuất mới cho Bộ luật hình sự: có nên ủng hộ ???

Chủ đề   RSS   
  • #370331 03/02/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Nhiều đề xuất mới cho Bộ luật hình sự: có nên ủng hộ ???

    Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi đang được bàn luận rất nhiều trong thời gian gần đây. Mục đích của các hình phạt nhằm giáo dục, răn đe các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Nhiều quan điểm trái chiều được đưa bàn luận cũng nhằm mục đích trên. Theo tôi, tôi ủng hộ các quan điểm sau đây, vậy còn bạn thì sao?

    1/ Áp dụng hình phạt cho cá nhân và pháp nhân

    Quy định trước đây chỉ áp dụng đối với cá nhân, hiện nay, nhiều đề xuất ủng hộ việc áp dụng hình phạt cho cả cá nhân và pháp nhân. Thực tế, nhiều vụ việc trong lĩnh vực trách nhiệm hình sự liên quan đến pháp nhân, việc vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng để bị xử lý hình sự không chỉ liên quan đến cá nhân người quản lý mà còn liên quan đến những người làm việc tại pháp nhân đó. Vậy sẽ xử lý ra sao khi hành vi vi vi phạm là do hầu hết những người làm việc tại pháp nhân, không thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng người. Vì vậy, theo tôi việc bổ sung thêm đối tượng chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân là hợp lý.

    2/ Giảm hình phạt tù, tăng hình phạt tiền

    Các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh tế và môi trường được áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù. Như đã đề cập ở trên, mục đích hình phạt là nhằm để giáo dục, răn đe, hướng đến giảm thiểu các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các hình phạt liên quan đến kinh tế và môi trường có cần thiết phải áp dụng hình phạt tù hay không? Mỗi cá nhân là một nhân tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của xã hội. Đa số các hành vi vi phạm đến kinh tế và môi trường đều vì mục đích trục lợi, thu nguôn lợi từ tài sản của người khác về phía mình. Việc áp dụng hình phạt tù đối với các hành vi này có thật sự mang tính chất răn đe, giáo dục hay chỉ làm lãng phí nguôn ngân sách nhà nước từ việc phạt tù. Việc phạt tiền kèm theo hình phạt tù đối với các hành vi này thực chất chỉ mang tính chất tượng trưng, không bù đắp được hậu quả do các hành vi này gây ra. Thay vào đó, tăng mức tiền phạt tương xứng với hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra thì tính chất răn đe, giáo dục đối với các đối tương này sẽ cao hơn. Biện pháp này còn nhằm triệt tiêu mục đích thực hiện các hành vi của các đối tượng này.

    Tuy nhiên, có một thực tế khi áp dụng hình phạt tiền, nhiều bị cáo vẫn chây ì, chậm nộp tiền hay không nộp tiền theo đúng quy định. Để bảo đảm cho việc thực hiện này được chặt chẽ, dự thảo cũng có nêu “Nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực, nếu người bị kết án cố ý không chấp hành hình phạt tiền, Tòa án quyết định chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù có thời hạn nếu đó là hình phạt chính”.

    3/ Thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình

    Quy định trước đây áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có nghĩa là các hành vi vi phạm trong tất cả các lĩnh vực với mức độ gây nguy hại đến mức đặc biệt nghiêm trọng đều bị tử hình. Dự thảo Bộ luật hình sự chỉ nêu hình phạt tử hình đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, tội phạm về ma túy, tội phạm tham nhũng và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh

    Nhiều năm trước đây đã có luồng quan điểm cho rằng nên bỏ án tử hình vì lý do nhân đạo, phù hợp với quy luật tự nhiên (không ai có quyền lấy đi mạng sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới có quyền tước bỏ), tránh tình trạng oan sai người vô tội (thực tế việc để xảy ra oan sai là điều không thể tránh khỏi trong xét xử, nhiều vụ việc khi được lật lại do lỗi của người xét xử mà đã làm chết oan người vô tội, nhìn lại chỉ thấy nghẹn lòng…!)…Đối với cá nhân tôi, dù vẫn còn áp dụng hình phạt tử hình (chỉ là thu hẹp phạm vi áp dụng nó) trong mọi trường hợp, người xét xử cần phải cân nhắc, hạn chế áp dụng hình phạt này đến mức có thể để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

     
    7926 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (04/02/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #378099   08/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Quốc hội đang lấy ý kiến để hoàn chỉnh Bộ luật hình sự, tiếp theo bài viết trên có thêm một số điểm mới. Tuy nhiên lại có nhiều ý kiến trái chiều, ủng hộ hoặc không ủng hộ.

    4/ Không áp dụng tử hình với người trên 70 tuổi

    Trước đây, Bộ luật hình sự 1999 không áp dụng án tử hình với người chưa thành niên, phụ nữ mang thai và phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi với mục đích nhân đạo. Thì nay, bổ sung thêm vào nhóm này đối với người cao tuổi (trên 70 tuổi).

    Mình hoàn toàn ủng hộ điều này, bởi lẽ việc áp dụng án tử hình với các đối tượng này không mang tính nhân đạo và hoàn toàn đi sai với mục đích xử lý hình sự mà các nhà lập pháp đặt ra. Việc áp dụng án tử hình trong trường hợp này sẽ không triệt tiêu được tội phạm mà lại mang tính chất tàn bạo.

    5/ Trốn đóng BHXH sẽ bị xử lý hình sự

    Dường như nội dung này khi được nêu lên, hầu hết người lao động đều ủng hộ nhiệt liệt, bởi lẽ họ đã bị thâm hụt không được đóng BHXH trong thời gian dài. Đồng thời, xử lý hình sự là một cách để răn đe các cơ quan, tổ chức thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.Tuy nhiên, hình thức xử phạt này liệu đã thật sự triệt để hay lại có phản ứng ngược, họ sẽ nghĩ ra cách nào đó để đối phó.

    6/ Xóa bỏ án tử hình với tội tham nhũng

    Tham nhũng là vấn nạn của xã hội chúng ta hiện nay mà chưa có biện pháp xử lý triệt để, vừa rồi các Bộ đã ban hành Thông tư liên tịch với mức thưởng hấp dẫn cho những ai tố cáo. Với thực trạng hiện nay, mức thưởng hấp dẫn đấy nhưng liệu mấy ai dám tố cáo. Nếu bỏ án tử hình với tội tham nhũng thì liệu có răn đe được hành vi này?

    Bỏ án tử hình cộng với việc tâm lý người dân sợ không dám tố cáo cho dù đó là mức thưởng hấp dẫn thì có phải là quá dung thứ cho những đối tượng có hành vi tham nhũng, sử dụng tiền của người dân (nhất là người nghèo) vào mục đích bất chính không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #378454   10/04/2015

    johnkevin3333
    johnkevin3333

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội tham nhũng đã làm xã hội thối nát. Vì sao Phải xóa bỏ phải chăng tự mình chống mình ?

     
    Báo quản trị |  
  • #378620   11/04/2015

    tomciu
    tomciu

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2015
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội tham nhũng thì tệ thật đấy nhưng những j chúng ta cần lấy lại là tiền đã bị tham nhũng. Trong khi những đối tượng tham nhũng sẽ tìm mọi cách để tẩu tán số tiền mồ hôi nước mắt đó, vì vậy những đối tượng tham nhũng này là những đầu mối quan trọng dẫn chúng ta đi "tìm tiền". Cái quan trọng không phải là mạng của mấy ông quan tham nhũng mà là tiền mà mấy ông ấy đã lấy nên Áp dụng khung hình phạt tử hình là không cần thiết!!!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #394135   28/07/2015

    BLHS Dự thảo sửa đổi, bồ sung 2015: Nên hay không việc xóa bỏ hình phạt tử hình?

    Nên hay không việc xóa bỏ hình phạt tử hình ở nước ta hiện nay ?

    Một số từ viết tắt:

    HP: hình phạt

    PLHS: pháp luật hình sự

    BLHS: bộ luật hình sự

    XHCN: xã hội chủ nghĩa

     

    Việc giảm thiểu, hạn chế hay  xóa bỏ án tử hình trong PLHS là vấn đề tranh luận nổi bật mỗi khi sửa đổi, bổ sung BLHS từ trước đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với các nước trên thế giới. Và trong BLHS dự thảo sửa đổi, bổ sung hiện nay, đó cũng là vấn đề gây khó khăn đối với các nhà làm luật  của nước ta.

    Tử hình (hình phạt chết) – là việc hành quyết một người theo một quy trình luật pháp như một sự trừng phạt cho một hành động tội phạm.

    Quyền sống – đó là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người. Nó được đề cập đến trong hầu hết các bản tuyên ngôn nhân quyền, tuyên ngôn độc lập của các tổ chức, các nước trên thế giới. Như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên hiệp quốc : “Ðiều 3:Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.”

    hay trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 : “Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”

    và trong Hiến Pháp Việt Nam năm 2013 có quy định: “ Điều 19: Mọi người đều có quyền sống…”

    Vậy việc áp dụng hình phạt tử hình đối với một số loại tội phạm có trái với những tuyên bố trên, trái với đạo đức, trái với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đích thực?

    Từ chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến , tư bản, tử hình luôn là hình phạt nghiêm khắc nhất mà mỗi nhà nước trên thế giới quy định để trừng trị những tội phạm nguy hiểm cho xã hội. Nhưng đó là trong thời kì pháp luật hà khắc, tính mạng con người bị coi rẻ rúng, quyền con người mà trên hết là quyền sống chưa được đề cao. Và trên thực tế, không có căn cứ và dữ liệu nào cho thấy việc tử hình có hiệu quả trong việc hạn chế tội phạm. Chỉ khi Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới đến nay, quyền con người mới được khẳng định và bảo vệ. Dù vậy, hình phạt tử hình vẫn được duy trì.

     Những năm gần đây,xu thế chung của thế giới là giảm hơn nữa hình phạt tử hình  để tiến tới xóa bỏ vĩnh viễn. Theo thống kê của Tổ chức Ân xá quốc tế (tính đến tháng 4/2010) trong số 225 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới chỉ còn có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ còn duy trì hình phạt tử hình (kể cả đối với các tội phạm hình sự thường) trong PLHS của mình. Điều này phù hợp với giá trị đạo đức con người và quy luật phát triển của xã hội : tiến tới nhà nước pháp quyền XHCN đích thưc. Mặt khác, cũng theo thống kê này, Việt Nam là 1 trong 7 nước có số lượng tử tù hàng năm cao nhất. Liệu nước ta có nên còn duy trì hình phạt tử hình?

    BLHS Việt Nam hiện hành có 23 tội phạm có quy định Hp tử hình ( BLHS năm 1999 là 29 tội pham). Hiện nay, theo Dự thảo sửa đổi, bổ sung BLHS 2015, số tội phạm có quy định HP này giảm xuống còn 16, tuy nhiên vẫn còn nhiều luồng ý kiến xung quanh vấn đề này:

    “ Đọc dự thảo luật thấy các điều quy định tước đoạt quyền sống của con người vẫn còn nhiều. Tôi đề nghị cần phải giảm, thậm chí tiến tới bãi bỏ, các tội tử hình cần chuyển sang chung thân không giảm án” - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển

    Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước: “Nếu chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền văn minh thì cần bỏ dần và bỏ hẳn hình phạt tử hình. Chúng ta nghiên cứu để quy định hình phạt tù chung thân vĩnh viễn, không có giảm án đối với các tội nghiêm trọng”.

    Theo Luật Sư Phan Trung Hoài - Ủy ban bảo vệ luật sư:  “Quan điểm của tôi là chỉ với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới áp dụng hình phạt tử hình. Chỉ nên giữ lại khoảng 10 tội danh có án tử hình.”

    “Về vấn đề có nên quy định hay bỏ hình phạt tử hình, theo tôi, khi tính toán vấn đề này phải cân nhắc đến quyền con người. Tử hình là tước đoạt mạng sống của con người… Xu hướng chung trên thế giới đặt nặng các tội phạm giết người, chiến tranh, ma túy, ở Việt Nam đặt nhu cầu cao về tội tham nhũng.Nếu mục tiêu của BLHS là lấy lại lòng tin của người dân, trừng phạt các tội về tham nhũng thì việc cân nhắc duy trì án tử hình là cần thiết.” – LS NGô NGọc Trai ( đoàn LS Hà Nội)….

    Nhìn chung, qua các ý kiến của các đại biểu, luật sư, hình thành 2 quan điểm:

    Thứ nhất, nên giảm thiểu  và giảm thiểu hơn nữa các tội  tử hình.  Thực tiễn xét xử ở nước ta cho thấy, “ trong suốt 11 năm (1992-2002) không hề có bị cáo nào bị tuyên phạt tử hình về một loạt các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong số 21 cấu thành tội phạm (CTTP) có quy định hình phạt này, mặc dù trong các CTTP đó có những nhóm khách thể rất quan trọng (như: an ninh quốc gia, trật tự pháp luật quân sự, hòa bình và an ninh của nhân loại) được PLHS Việt Nam bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm. Điều này cho thấy ý nghĩa tích cực của vấn đề là: việc quy định hình phạt tử hình trong PLHS Việt Nam hiện hành chỉ nhằm mục đích răn đe-phòng ngừa là chính (song ngược lại, ít nhiều nó này cũng đem đến sự phản tác dụng vì cộng đồng quốc tế sẽ nhìn nhận PLHS nước ta dưới con mắt khác vì sẽ cho rằng, PLHS Việt Nam “quá hà khắc”) – đây chính là hai mặt của một vấn đề ” (Lê Văn Cảm, Nguyễn Thị Lan ,Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 1-14). Cho nên, để thể hiện chính sách nhân đạo của  Nhà nước ta, đồng thời phù hợp với xu thế chung của quốc tế, căn cứ vào thực tiễn xét xử, như  nhà khoa họcluật gia nổi tiếng của nước Cộng hòa Gruzia,TSKH.GS Tkeseliađze G.Tr đã khẳng định : “Thực tiễn xét xử là phòng thí nghiệm đặc sắc mà trong đó kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đạo luật hình sự, là người truyền thông tin cho nhà làm luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lập pháp hình sự, đáp ứng các điều kiện cụ thể của xã hội và hoàn thiện PLHS ngày một tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm”,  thiết nghĩ các nhà làm luật Việt Nam cần phải cân nhắc và loại bỏ bớt những tội phạm có HP này nhưng không tồn tại trên thực tiễn nước ta.

    Còn quan điểm thứ 2: cần xóa bỏ hằn hình phạt này khỏi PLHS, chuyển HP tử hình thành tù chung thân vĩnh viễn không được giảm án. Quan điểm này của số ít đại biểu phù hợp với giá trị đạo đức, tinh thần nhân đạo mà cộng đồng quốc tế đang hướng tới, bảo vệ quyền sống cơ bản của con người. Bởi dù là tội phạm, họ vẫn là con người. Việc giết chết một tử tù đã giết người cũng không thể làm cho  nạn nhân  sống lại. Và hơn hết, trong thực tiễn xét xử cũng không tránh khỏi những vụ oan sai ( ví như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn vừa qua), nếu xử tử hình thì khó có thể cứu vãn sau này và gây nên nhiều dư luận trong nhân dân. Có thể nói, áp dụng việc chuyển HP tử hình sang tù chung thân vĩnh viễn  không giảm án là đã tước bỏ quyền cơ bản thứ 2 sau quyền sống của con người: quyền tự do. Liệu có thể xem đây là hình phat nặng nhất để áp dụng cho những tử tù được không? Bởi lẽ con người dù được sống nhưng không được tự do thì cũng đau khổ như chết, mất tự do là mất tất cả.Cũng có quan điểm cho rằng, thế thà xử tử hình còn hơn, để bớt đau khổ.Nhưng, xin nhắc lại, bất kì ai cũng có quyền sống,dù họ đã phạm những tội gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, đối với những người này, cần tước bỏ quyền tự do để bù lại lỗi lầm mà họ đã gây ra.Như vậy, họ đã không còn gây nguy hiểm cho xã hội được nữa. Mặt khác, cần phải để họ tự đối diện với toàn án lương tâm của mình,  không thể để chết là hết,giúp họ nhận ra lỗi lầm, khắc phục và phấn đấu sửa chữa bản thân trở nên lương thiện, nhưng trong một môi trường khác : đó là các nơi giam giữ. Điều này đòi hỏi nhà làm luật phải có những chính sách giáo dục, cải tạo và quy định phù hợp đối với tội phạm và các nơi giam giữ để vừa bảo đảm tính nghiêm minh và nhân đạo của  pháp luật.

    Đó là 2 quan điểm chính về vấn đề hình phạt Tử hình trong Dự thảo,sửa đổi BLHS nước ta hiện nay, cũng là xu thế chung của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án nào cho phù hợp cũng đòi hỏi nhà làm luật phải bám sát thực tiễn, không được xa rời thực tiễn, điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Vậy trong tình hình nước ta hiện nay, nên chọn phương án nào là phù hợp, chúng ta cần cân nhắc kĩ:

     Phương án 1 : Giảm dần dần các tội tử hình.

    Phương án 2: Xóa bỏ hằn hình phạt tử hình, bằng  cách chuyển sang hình phạt tù chung thân vĩnh viễn không được giảm án.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |