Nhân cách người lái đò

Chủ đề   RSS   
  • #481398 07/01/2018

    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Nhân cách người lái đò

    Dẫu biết ai ai cũng đều có quyền bí mật cá nhân riêng, nhưng là người lái đò, chèo đưa học sinh sang sông thành công hay không cũng là một quá trình của người chèo. Nhưng nhân cách người chèo có cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với những người ngồi trên con thuyền tìm kiếm tri thức?

    Ở ngôi trường THPT A đang có vấn đề xoay quanh 3 người là thầy là cô giáo của trường. “ Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” khi mọi việc vỡ lỡ hay tin thầy Nguyễn Văn A đã sa lầy vào con đường cờ bạc đổ nợ lên đến hàng trăm triệu không còn khả năng chi trả, nhưng chưa dừng ở đó mà việc thầy lại có quan hệ tình cảm với một cô C là đồng nghiệp.

    Dù cả 2 người đều đã có gia đình riêng, vợ thầy dạy cùng trường với thầy, nhưng do quá tin tưởng mà giờ cô phải lao đao với đóng nợ, bên cạnh đó là tai tiếng của chồng. Mọi việc cứ ngỡ sẽ được giải quyết trong nội bộ, nhưng thông tin đã bị rò rỉ ra ngoài, học sinh toàn trường đã biết và bàn tán về vấn đề này.

    Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn ôn thi tốt nghiệp THPT do đó, mà nhà trường cố gắn qua giai đoạn này mới giải quyết. Trong thời gian đấy, thầy B không còn đi dạy mà phải trốn nợ, vợ thầy hàng ngày vẫn đến trường với gương mặt hốc hác, vẫn luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó phải chạy để lo nợ cho chồng phải lo cho con ăn học.

    Riêng cô C dẫu một lần làm sai mang điều tai tiếng, nhưng cô vẫn không bỏ các học sinh của mình mà vẫn lên lớp, nhưng vẫn không tránh khỏi sự khinh bỉ, coi thường từ học sinh.

    Về phía nhà trường, mình không biết sẽ có cách giải quyết như thế nào cho thỏa đáng, cả thầy B và cô C sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật gì?

     
    5615 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #481406   07/01/2018

    Vấn đề của thầy B và cô C đều là vấn đề riêng tư không kiên quan đến công việc, có ảnh hưởng tới đạo đức, ảnh hưởng tới cái nhìn của học sinh đối với thầy cô giáo. Tuy nhiên nhà trường muốn xử lý ki luật 2 thầy cô này thì phải chứng minh được nó lỗi của 2 người này và nội quy của nhà trường có quy định về hành vi vi phạm này.

     
    Báo quản trị |  
  • #481420   08/01/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


     

    ninh2407 viết:

     

    Vấn đề của thầy B và cô C đều là vấn đề riêng tư không kiên quan đến công việc, có ảnh hưởng tới đạo đức, ảnh hưởng tới cái nhìn của học sinh đối với thầy cô giáo. Tuy nhiên nhà trường muốn xử lý ki luật 2 thầy cô này thì phải chứng minh được nó lỗi của 2 người này và nội quy của nhà trường có quy định về hành vi vi phạm này.

     

     

    Nếu như trong trường hợp trên chứng minh được lỗi thì sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật nào vậy bạn? Mình cảm thấy hơi khó áp dụng đó. Vì theo quy định tại Điều 52 Luật Viên chức 2010 thì Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

    a) Khiển trách;
     
    b) Cảnh cáo;
     
    c) Cách chức;
     
    d) Buộc thôi việc.
     
    Điều này được hướng dẫn rất cụ thể bởi Mục 1 và Mục 4 Chương 2 Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Tức là không phải thích thì áp dụng biện pháp kỷ luật nào cũng được mà phải có căn cứ rõ ràng, xác định chính xác mức độ hành vi để đưa ra hình thức phù hợp. Ví dụ, hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
     
    "1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; 
     
    2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; 
     
    3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng; 
     
    4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; 
     
    5. Gây mất đoàn kết trong đơn vị; 
     
    6. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng; 
     
    7. Sử dụng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập và của nhân dân trái với quy định của pháp luật. 
     
    8. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức." 
     
    Như vậy, trong trường hợp này nêu áp dụng biện pháp xử lý kỉ luật nào vậy ta? Mình giả sử áp dụng hình thức kỷ luật là khiển trách thì có thể áp dụng đối với hành vi vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp này giả sử là trường trên có quy định về trường hợp trên) nhưng theo luật thì chưa đủ phải thêm điều kiện là đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản thì mới áp dụng hình thức xử lý kỷ luật được.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    kimgam2708 (08/01/2018)
  • #481436   08/01/2018

    namcntt2d
    namcntt2d

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề này mình thấy cũng rất nan giải, các thây cô đã sai ngay từ đầu rồi, khó lòng tránh khỏi được sự rè bỉu, rèm pha và bàn tán của các em học sinh. 

    Bây giờ cần tập trung vào việc dạy học cho tốt, hướng các em đến những kì thi, những phấn đấu, cố gắng học hành để làm lắng dần đi sự việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #481444   08/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Cái sai của hai thầy cô là biết mình làm vậy là sai, biết trứơc hậu quả mà vẩn làm. Tuy nhiên, dù mọi việc vỡ lỡ nhưng trong thời gian đấy cô C vẫn luôn làm tốt ngừơi chèo đò, luồn lách qua bão giông để đưa các thành viên trên con thuyền tri thức mình qua sông. Dù là do chính những ngừơi lái đò chèo vào khu giông bão đấy.

     
    Báo quản trị |  
  • #481455   08/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Mình thấy là trong trong các trường hợp như thế, chúng ta đừng vội phát xét "những người lái đò" trước, mà hãy tìm hiểu thật kĩ nguyên nhân và sự vi phạm đằng sau đó. Với những trường hợp vi phạm thì nên có hình phạt hoặc biện pháp chính đáng vì đây là nghề mà nhân cách của người dạy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ của người học. Còn trường hợp mà bị oan hoặc vì một lý do nào đó họ bắt buộc phải làm thế thì hãy thật kín đáo xử lý mọi việc, đừng để đồn kia ra bên ngoài. Vì suy cho cùng, một khi tiếng xấu đã bị đồn ra thì nhân cách của người đó sẽ luôn bị mọi người soi mói và coi thường. Đặc biệt với nghề giáo thì lại càng nghiêm trọng hơn. Cho nên những người thầy, người cô hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi thựa hiện, đừng để sai rồi sẽ không thể sửa được đâu. Hãy là tấm gương cho học trò noi theo cả trong giảng dạy và trong đời sống.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thambui94 vì bài viết hữu ích
    kimgam2708 (08/01/2018)
  • #481664   10/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Vấn đề của thầy B và cô C là một vấn đề riêng tư của một cá nhân hay một sai lầm nào đó mà thường ngày cuộc sống có nhiều sự cám dỗ, nhưng theo mình vấn đề này liên quan trực tiếp đến công việc và có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp nhất là nghề giáo viên. Với những trường hợp vi phạm thì nên có hình phạt hoặc biện pháp chính đáng vì đây là nghề mà nhân cách của người dạy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ của người học.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lilynguyen1608 vì bài viết hữu ích
    kimgam2708 (10/01/2018)
  • #481679   10/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Mình cũng nghĩ giống như bạn, nhưng theo như mình biết sự việc đã xảy ra cách đây hơn 5 tháng, tuy nhiên cô C vẫn đang công tác tại trường, công việc vẫn như thế, riêng thầy B đã biệt tích và không biết đã đi đâu. Nợ thì vợ của thấy đang cùng gia đình giải quyết, tuy nhiên người cô mà học sinh lúc trước luôn kính trọng thì nay không còn được như vậy, thay vào đó là những lời dè bỉu, khing thường.

     
    Báo quản trị |  
  • #481778   11/01/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    Nói về nhân cách thì không riêng nghề giáo mà các nghề nghiệp khác đều đòi hỏi nhân cách, đạo đức của người làm nghề. Trong sự việc trên, dù biết rằng là vấn đề cá nhân của một số giáo viên nhưng ít nhiều gì thì cũng ảnh hưởng đến tập thể chung, đến nhà trường và ảnh hưởng đến học sinh rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #481783   11/01/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    Chẳng phải ngẫu nhiên mà nghề giáo xưa nay luôn được xem là nghề cao quý, bởi vì những nguời thầy cô luôn là những nguời định hướng những chuẩn mực cho học sinh của mình noi theo, khi nhân cách của các thầy cô có vấn đề thì lấy cái gì để dạy học sinh trong khi học sinh đến trường không chỉ là để học chữ mà còn học lễ học nghĩa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #481987   13/01/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Nghề nhà giáo là nghề dễ mang tiếng nhất. Vai trò là người dạy kiến thức, cách sống, giáo dục cho lớp trẻ nên xã hội có cái nhìn khắt khe hơn về đạo đức, lối sống của thầy cô. Từ một vài lỗi sai sẽ làm mất uy tín và cả tiếng nói đối với học dinh, phụ huynh và nhà trường

     
    Báo quản trị |  
  • #481988   13/01/2018

    Con người không ai hoàn hảo, không thể tranh khỏi lỗi sai, cho dù đó là người lái đò. Tuy nhiên đã là 1 nhà giáo thì cần có ý thức về lỗi sai bởi bản thân mình là người có trách nhiệm giáo dục người khác. Đến mức vi phạm pháp luật, lỷ cương đạo đức nghề nghiệp thì nên xem xét lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #481996   13/01/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Nếu nói đúng ra về mặt lập luận và pháp lý thì sẽ theo các quy định liên quan đến xử lý kỷ luật viên chức như bạn giangmoon có chia sẻ, tuy nhiên vấn  đề cốt lõi nằm ở đây là việc liêu có tác động đến nhân cách nghề nghiệp. Dẫn chiếu thoe quy định  về xử lý ky luật viên chức:

    1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; 
     
    2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; 

    Như vậy, ở đây trong giới hạn  đạo đức nghề nghiệp thì thày B và cô C đã không có những chuẩn mực trong đạo đức nghề giáo, thầy thì cờ bạc dẫn đến đổ nợ (đánh bạc ăn tiền), còn cô C là có quan hệ bất chính ngoài luồng với thầy B này (ngoại tình). Đây là những vân đề được xem là cấm kỳ đối với các nghề nghiệp mà đặc biệt là đối với nghề cao quy như nghề giáo. Nếu không giữ được vai trò làm gương thì làm sao mà dạy học trò được, thói hư tật xấu ấy để học trò làm theo thì không thể chấp nhận được.

    Qua tất cả vấn đề thì ở cung khong xong và căn cứ trên đó thì có thể  xử lý buộc thôi việc đối với thầy B vì việc đánh bạc như vậy là quá nghiêm trọng và không thể chấp nhận được. Với cô B thì hình thức xử lý đối với co là điều chuyển công tác cô đến nới khác để tránh những thông tin và điều tai tiếng, vì nếu ở lại trường thì cô cũng không còn tâm trạng để dạy học.

    Chung quy lại tất cả vậy, xét đến cùng người cô là người vợ của thầy B phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong trường hợp này. Môi nhà mỗi cảnh và đúng là cô cũng không thể nào thoát khỏi búa dìu dư luận. Nhà trường sẽ có những động thái tích cực cho trường hợp này.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    kimgam2708 (13/01/2018)
  • #482058   14/01/2018

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Không bàn về luật pháp, thì cho dù là ngành giáo viên hay ngành gì đã có tai tiếng thì khó mà tránh khỏi lời ra lời vào. Nhưng đối với nghề giáo viên, trước mắt họ là hàng nghìn tờ giấy trắng đang dõi theo họ từng ngày, một vết ố trong cuộc đời người lái đò vô tình làm thấm màu ố lên những tờ giấy trắng kia.

     
    Báo quản trị |  
  • #496238   06/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Sự thật thì bất cứ ngành nghề nào cũng cần có nhân cách và trách nhiệm đối với công việc của họ, nhưng ngành giáo và ngành y thì được xã hội trân trọng vì đó là những ngành nghề của sự nghiệp trồng người, sự nghiệp bảo vệ xã hội nên hơn hết nó đòi hỏi nhiều yếu tố hơn. Người lái đò vẫn ở trên con đò xưa đó cùng với chiếc thuyền và chèo đò qua tháng năm, mấy ai hiểu được sự nhọc nhằn đó mà để thấu hiểu hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #496257   07/07/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Cá gì cũng có nguyên nhân của nó. Nên phán xét một cách thực tế, chứ đừng đem ngành nghề của họ ra mà phán xét đạo đức, bắt họ phải như thế này như thế kia. Bởi lẽ ngành nghề nào cũng cần có đạo đức, không riêng gì nghề giáo. Trước khi biết rõ nguyên nhân thì không nên đem nghề nghiệp như tiêu chuẩn để đánh giá

     
    Báo quản trị |  
  • #527611   03/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Người lái đò đưa các học sinh qua sông không chỉ là người có kiến thức, mà phải là người có đức để cho các học sinh noi theo. Trong mắt học sinh thầy cô là một người mà mình cần phải học hỏi, noi theo, ấy thế mà thầy cô giáo lại có những hành vi như vậy thì học sinh còn tin ai. Hãy trân trọng nghề cao này, vì mình là người lái đò.

     
    Báo quản trị |  
  • #556632   31/08/2020

    Nhà giáo luôn là ngành nghề được mọi người coi trọng và kính nể. Nên việc cá nhân của thầy cô cũng có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc giảng dạy cũng như giáo dục các em, việc này có thể làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của các em cũng như phụ huynh về hình ảnh của người lái đò.

     
    Báo quản trị |  
  • #556762   31/08/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Chúng ta đã quá quen với nhũng người thày người cố được ví như những lái đò đưa các thế hệ học sinh cập bến tri thức. Nhưng có phải người thày người cô nào cũng xứng với danh xưng người lái đò hay không? Điều này mỗi người nên có cho mình một câu trả lời

     
    Báo quản trị |  
  • #556770   31/08/2020

    Sống là người đã khó, đây còn là sống để làm gương cho người khác càng khó hơn. Cần dạy học cho tốt, tu dưỡng đạo đức. lối sống lấy những phấn đấu, cố gắng học hành để làm lắng dần đi sự việc. Đây là điều đáng nhớ đối với các cô thầy.

     

     
    Báo quản trị |