HOÀN TRẢ VỐN GÓP CHO CỔ ĐÔNG VÀ MUA LẠI CỔ PHẦN CỦA CỔ ĐÔNG Ở CÔNG TY CP?

Chủ đề   RSS   
  • #391948 13/07/2015

    HOÀN TRẢ VỐN GÓP CHO CỔ ĐÔNG VÀ MUA LẠI CỔ PHẦN CỦA CỔ ĐÔNG Ở CÔNG TY CP?

    Chào Luật sư!!!

    Luật sư cho em xin hỏi: Việc "hoàn trả vốn góp cho cổ đông" và việc "mua lại cổ phần của cổ đông" có giống nhau không?

    Nếu giống nhau, thì tại sao ở điểm a khoản 5 điều 111 và khoản 3 điều 130 trong Luật DN 2014 lại không liên quan nhau?

    Nếu khác nhau, thì DN có được quyền mua lại cổ phần của cổ đông nếu chưa hoạt động quá 2 năm không?

    Mong các luật sư tư vấn, em xin cảm ơn!!!

     
    30446 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chudu325 vì bài viết hữu ích
    luatnguoingheo (03/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #392882   19/07/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Việc hoàn trả vốn góp của cổ đông khác với việc mua lại phần vốn góp của cổ đông 

    Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    Theo quyết định của đại hội đồng cổ đông,công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.

    Điều 130 Luật Doanh nghiệp quy định:

    Theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, công ty có thể mua lại cổ phần của cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty.

    Qua hai điều luật dễ dàng nhận thấy việc hoàn trả lại vốn góp khác với việc mua lại chính ở giá trị thanh toán, đối với việc hoàn trả, công ty trả lại cho cổ đông số tiền bằng mệnh giá cổ phần góp vào công ty, còn việc mua lại cổ phần, giá trị thanh toán sẽ không đương nhiên bằng mệnh giá cổ phần mà phụ thuộc vào sự quyết định của doanh nghiệp (ấn định mức giá mua lại) hoặc định giá (bởi bên thứ ba) trước khi mua lại.

    2. Về điều kiện thực hiện 

    Luật Doanh nghiệp chỉ quy định điều kiện về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp hoàn trả lại vốn góp cho cổ đông (áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động liên tục hơn 2 năm), còn trường hợp mua lại cổ phần của cổ đông thì không có hạn chế này.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./. 

     
    Báo quản trị |  
  • #592617   22/10/2022

    Chào luật sư

    Có vẻ như có gì đó sai sai.

    1) Điều 111 LDN 2014 ko có nội dung nào như luật sư nêu. Nội dung này chính xác là tại K5 Điều 112 LDN 2014

    2) Điều 130 LDN 2014 và toàn bộ LDN 2014 cũng đều không có nội dung nào như luật sư đề cập. Lưu ý rằng, luật chỉ quy định các trường hợp 3 trường hợp công ty được hoàn trả, mua lại theo quy định tại K5 Điều 112 LDN 2014 như nêu trên thôi. 

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #392906   19/07/2015

    Cảm ơn luật sư đã giải đáp!!!

    Việc "hoàn trả lại vốn góp" và việc "mua lại cổ phần" đã khác nhau rõ ràng thế rùi...

    Nhưng điều em thắc mắc ở đây là mục đích luật định. Tại sao Luật lại khống chế việc giảm vốn là doanh nghiệp phải hoạt động trên 2 năm? Vấn đề này thì người nghiên cứu luật nào cũng biết, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là việc công ty "mua lại phần vốn góp" không bị khống chế ở số năm hoạt động, nhưng vậy khi công ty cổ phần hoạt động dưới 2 năm (lại muốn giảm vốn) thì công ty có thể lách luật bằng cách "mua lại cổ phần" thay vì "trả lại phần góp vốn".

    Rõ ràng, việc giảm vốn bằng cách "mua lại cổ phần" đã làm mất đi mục đích của mục a khoản 5 điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2014.

     
    Báo quản trị |  
  • #393487   23/07/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Rất chia sẻ với những thắc mắc của bạn trong trường hợp này, tôi có một số nhận xét cá nhân như sau:

    1. Mục đích của nhà làm luật trong trường hợp này chưa được áp dụng nhất quán tại 2 điều luật cùng điều chỉnh một hành vi "chi tiền cho cổ đông" của doanh nghiệp mà đều dẫn tới hậu quả là "làm giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp", cụ thể: cả 2 điều luật đều quy định mô tả "hành vi" và "hậu quả pháp lý" khá tương tự nhau với các điều kiện giống nhau là: quyết định này phải được đại hội đồng cổ đông chấp thuận thông qua và; sau khi thanh toán công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    Rõ ràng, những doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động liên tục trong 2 năm trở lên mà có chủ ý này thì không dại gì áp dụng khoản 5 điều 111 Luật Doanh nghiệp; đây chính là "khe hở", dẫn tới sự thất bại của nhà làm luật khi đưa ra một mục đích khá "mơ hồ" và không thể kiểm soát được việc tuân thủ trên thực tế.

    2. Việc này vừa tạo ra sự mâu thuẫn trong luật, vừa tạo ra những hệ lụy có thể dẫn tới việc phát sinh tranh chấp nếu doanh nghiệp áp dụng một trong hai điều luật nói trên và vấp phải sự phản đối từ phía cổ đông hoặc đối tác..., giả thiết có đưa ra tòa án thì chắc chắn tòa án cũng sẽ gặp khó khăn trong việc dẫn chiếu quy định của pháp luật làm căn cứ giải quyết.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
  • #393569   23/07/2015

    chudu325 viết:

    Cảm ơn luật sư đã giải đáp!!!

    Việc "hoàn trả lại vốn góp" và việc "mua lại cổ phần" đã khác nhau rõ ràng thế rùi...

    Nhưng điều em thắc mắc ở đây là mục đích luật định. Tại sao Luật lại khống chế việc giảm vốn là doanh nghiệp phải hoạt động trên 2 năm? Vấn đề này thì người nghiên cứu luật nào cũng biết, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là việc công ty "mua lại phần vốn góp" không bị khống chế ở số năm hoạt động, nhưng vậy khi công ty cổ phần hoạt động dưới 2 năm (lại muốn giảm vốn) thì công ty có thể lách luật bằng cách "mua lại cổ phần" thay vì "trả lại phần góp vốn".

    Rõ ràng, việc giảm vốn bằng cách "mua lại cổ phần" đã làm mất đi mục đích của mục a khoản 5 điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2014.

    Nhà làm luật quy định hai trường hợp này là có lý của họ bạn à, mình không có gì gọi là kẻ hở ở đây cả. Mình ví dụ thế này:

    Công ty cổ phần vốn 1 tỷ, có 3 cổ đông A (sở hữu 50%), B (sở hữu 30%), C (sở hữu 20%).

    - Nếu áp dụng điểm a khoản 5 điều 111 hoàn trả 01 phần vốn góp thì sau khi hoàn trả, công ty vẫn có 3 cổ đông theo tỷ lệ sở hữu như ban đầu.

    - Nếu áp dụng Điều 129 thì ai phản đối nghị quyết thì công ty sẽ mua lại toàn bộ vốn góp của người này và họ sẽ không còn là cổ đông của công ty.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #393275   21/07/2015

    vuonglawyer
    vuonglawyer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Hai việc này khác nhau.

    - Hoàn trả phần vốn góp là việc công ty trả lại cho cổ đông một phầ giá trị vốn góp mua cổ phần. Việc này chỉ xảy ra khi: công ty hoạt động liên tục trên hai năm và sau khi trả lại công ty vẫn đủ đảm bảo thanh toán nợ và các nghĩa vụ khác. Việc trả lại làm giảm vốn điều lệ công ty.

    - Mua lại phần vốn góp của cổ đông có hai trường hợp: mua lại theo yêu cầu của cổ đông và trường hợp mua lại theo yêu cầu của công ty. Điều kiện của việc mua lại cũng khác nhau ở các trường hợp. Việ mua lại cổ phần cũng làm giảm vốn điều lệ của Công ty cổ phần. Các công ty thường mua lại cổ phần khi cổ phần của công ty đang bị bán tháo khiến cho giá trị công ty bị mất và giảm uy tín của công ty. Công ty có quyền mua lại cổ phần ngay cả khi chưa hoạt động được 2 năm.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuonglawyer vì bài viết hữu ích
    LUATTHIENDUC (17/06/2020)
  • #393312   22/07/2015

    Chào bạn.

    Tất nhiên hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

    - Hoàn trả phần vốn góp là hoàn trả cho tất cả các cổ đông theo tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trong công ty.

    - Mua lại cổ phần là mua lại từ cổ đông phản đối nghị quyết....

    Thân chào bạn.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #393678   24/07/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Xin chào các thành viên tham gia "Cộng đồng Dân Luật",

    Rất vui khi vấn đề này được nhiều bạn quan tâm đóng góp ý kiến, hy vọng là chúng ta có thể cùng nhau trao đổi, làm rõ về nội dung  điều 111, điều 130 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như dụng ý của nhà làm luật để áp dụng cho đúng và hiệu quả hai điều luật này.

    Bạn  LSTranTrongQui chú ý giúp đây là trường hợp công ty quyết định mua lại cổ phần của cổ đông theo điều 130, cũng để tiện cho mọi người theo dõi, tôi xin liệt kê một vài điểm cơ bản giống và khác của hai điều luật như sau: 

    Khoản 5 Điều 111 quy định trường hợp doanh nghiệp được trả lại phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ vốn góp tương ứng của từng người.

    Khoản 3 Điều 130 quy định trường hợp công ty quyết định việc mua lại cổ phần đã phát hành cho cổ đông (khác với trường hợp mua lại theo yêu cầu của cổ đông).

    Điểm khác của 2 điều luật:

    - Giá trị mua lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận hoặc quyết định của công ty; giá trị trả lại là giá trị cổ phần đã góp;

    - Số lượng cổ đông được mua lại không phải là tất cả như trong trường hợp trả lại;

    - Công ty chỉ được trả lại khi đã hoạt động được 2 năm trở lên.

    Điểm giống nhau của  2 điều luật:

    - Sau khi mua lại hoặc trả lại, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    Điều mà chúng ta cần làm rõ: vì sao khi mua lại thì không bị hạn chế bởi thời gian đã hoạt động của công ty? vì sao khi hoàn trả vốn cho cổ đông, doanh nghiệp lại bị khống chế phải hoạt động được 2 năm?

    Rất mong mọi người tiếp tục đóng góp ý kiến về vấn đề này.

    Thân chúc mọi người sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #393684   24/07/2015

    vuonglawyer
    vuonglawyer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Mục đích của điểm a khoản 5 điều 111 Luật doanh nghiệp 2014 theo mình nó áp dụng cho các công ty muốn giảm vốn sau trên 2 năm hoạt động mà nhận thấy vốn điều lệ như hiện tại là không cần thiết.

    Do vậy nói quy định mua lại phần vốn góp như điều 130 làm mất ý nghĩa của điểm a, khoản 5 điều 111 là không chính xác. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuonglawyer vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2022)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net