GÓP VỐN BẰNG GIẤY NHẬN NỢ CÓ HỢP PHÁP HAY KHÔNG?

Chủ đề   RSS   
  • #303823 24/12/2013

    deptraikhoaito

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    GÓP VỐN BẰNG GIẤY NHẬN NỢ CÓ HỢP PHÁP HAY KHÔNG?

    Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào việc góp vốn bằng giấy nhận nợ, và việc góp vốn này có hợp pháp hay không?Vấn đề định giá tài sản góp vốn như thế nào?Những vấn đề đặt ra khi không đòi được nợ?

     
    52117 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn deptraikhoaito vì bài viết hữu ích
    congtyluatsaoviet (31/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #303907   25/12/2013

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, vấn đề của bạn giải quyết như sau:

            Theo quy định của Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 thì: "Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty". 

            Mặt khác tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản". Theo đó thì, giấy nhận nợ là một văn bản ghi nhận một quyền tài sản, hay nói cách khác giấy nhận nợ cũng là một loại tài sản. Do đó việc góp vốn này là hoàn toàn hợp pháp.

    Về vấn đề định giá tài sản thì Điều 30 Luật doanh nghiệp 2005 quy định như sau:

    1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

    2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

    3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

           Khi các thành viên, cổ đông chấp nhận việc góp vốn bằng giấy nhận nợ thì việc không đòi được nợ các thành viên, cổ đông sẽ liên đới chịu trách nhiệm.

    Thân ái !

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    nguyenhai_lph (25/12/2013) hadong92 (28/12/2013) hienlkd (28/05/2014) bien1122000 (16/11/2020) atula6100 (25/06/2015)
  • #304987   03/01/2014

    tuannhica
    tuannhica

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 635
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 2 lần


    !

     

    Với nội dung câu hỏi của bạn; Tôi xin mạo muội trả lời bạn (Nếu có gì không chính xác mong các anh/ chị em luật sư khác thông cảm) như sau:

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “giấy nhận nợ” được xem như là một tài sản, cụ thể là quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

    Mặt khác, tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2005 quy định “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”.

     

    Khi thành lập công ty việc góp vốn bằng giấy nhận nợ “phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá” (khoản 2 Điều 30 Luật Doanh Nghiệp 2005).

    Nếu tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động thì “do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”.(khoản 2 Điều 30 Luật Doanh Nghiệp 2005).

    Khi các thành viên đã thỏa thuận để chấp nhận “giấy nhận nợ” là một phần vốn góp, các bên có trách nhiệm phải biết rằng góp vốn bằng “giấy nhận nợ” thì rủi ro có thể xảy ra, có thể đòi được nhưng cũng có thể không đòi được nợ. Do vậy, khi đã góp vốn bằng “giấy nhận nợ” tuân thủ đúng pháp luật thì giữa các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp mà các thành viên đã định giá tại thời điểm định giá.

     

     

     

     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 04/01/2014 08:41:43 CH Bỏ thông tin cá nhân trong bài viết
     
    Báo quản trị |  
  • #323683   17/05/2014

    congtyhoangthang
    congtyhoangthang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 2 lần


    Trả lời không đúng. Phải theo luật ghi chép kế toán chứ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn congtyhoangthang vì bài viết hữu ích
    hienlkd (28/05/2014) ThanhTruc219 (22/01/2021)
  • #325485   28/05/2014

    hienlkd
    hienlkd
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2010
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2205
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 73 lần


    Mình lại thấy câu trả lời của bạn Minh Long Law, bạn Tuannhica đúng đó chứ, chỉ là không rõ ràng ở câu cuối cùng mà thôi.

    Theo ngu ý của bản thân, mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến của 2 bạn trên đến đoạn các thành viên cùng lập biên bản định giá. Tuy nhiên, sau khi thành lập công ty rồi, tờ giấy nợ sẽ được coi là tài sản của công ty. Lúc đó, sẽ căn cứ vào phương pháp hạch toán kế toán để quản lý tài sản này. Trường hợp không đòi được thì hạch toán như với nợ khó đòi của công ty; Còn các thành viên không phải liên đới gì hết.

     

    Điểm mấu chốt cần nhớ ở đây là: tài sản góp vốn là giấy nợ chứ không phải số tiền tương đương ghi trong giấy nợ. Khi đã làm xong thủ tục chuyển quyền thu hồi nợ từ cá nhân sang công ty thì thủ tục góp vốn coi như xong, các thành viên còn lại không phải liên đới gì hết. Sự liên đới hiểu theo nghĩa rộng ở đây, có chăng chỉ là lợi ích từ việc chia lợi nhuận sau thuế/cổ tức giảm đi vì lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm đi thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #325769   30/05/2014

    LSHaanh
    LSHaanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 636
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 38 lần


    Qua tham khảo các phần trả lời của các thành viên khác, tôi xin mạo muội góp ý như sau:

    - Thứ nhất, phải xác định đúng bản chất về tài sản góp vốn, đây là quyền đòi nợ (hay quyền tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân Sự), "Giấy nhận nợ" chỉ là một giấy chứng nhận quyền TS không phải là tài sản.

    - Thứ hai, theo phần trả lời của LSNguyenHuyLong thì quyền tài sản này được góp vốn hình thành nên vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao "hợp thức hóa" nó và các quy trình, thủ tục để tiến hành là như thế nào? . Tôi xin nêu ra một số mấu chốt cho vấn đề như sau:

    + Quyền tài sản này được hình thành như thế nào? (Nguồn gốc hình thành). Bộ hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của loại tài sản này, đã hợp pháp và hợp lệ chưa? Nó được thể hiện ở đâu trong thực tế (liên quan đến doanh nghiệp)?

    Ở đây có thể phân ra hai trường hợp:

    1. Thành viên góp vốn có quyền TS đối với chính DN dự kiến góp vốn

    2. Thành viên góp vốn có quyền TS đối với một bên thứ 3

    Mỗi trường hợp, theo quy định của pháp luật đề có những đặc thù riêng, phải xác định rõ trước khi tiến hành.

    + Để doanh nghiệp nhận góp vốn đối với loại tài sản này phải thực hiện thủ tục gì, cơ quan xác nhận, các trình tự thủ tục thực hiện (vấn đề này LSNguyenHuyLong) đã trình bày).

    + Sau khi được xác nhận của cơ quan NN có thẩm quyền, doanh nghiệp ghi nhận và quản lý đối với loại tài sản này về mặt thuế và kế toán ra sao? (liên quan đến việc hạch toán về kế toán trong quá trình hoạt động kinh doanh)?

    Vài dòng góp ý.

    Mong nhận được ý kiến phản hồi của các thành viên.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSHaanh vì bài viết hữu ích
    vinh_vks (02/06/2015)
  • #326353   03/06/2014

    hienlkd
    hienlkd
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2010
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2205
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 73 lần


    Em đồng ý với bác LShaanh. Thank bác đã nói rõ ý em, diễn đạt như em có thể dễ dẫn đến hiểu nhầm. Còn em bảo lưu quan điểm về sợ liên đới trách nhiệm khi quyền tài sản này đã trở thành tài sản góp vốn hợp pháp. Không biết các bác có cao kiến gì về vấn đề này không?

     
    Báo quản trị |