ĐBQH Dương Trung Quốc và Hoàng Hữu Phước: Tứ Đại Ngu hay Một Người Ngu ?

Chủ đề   RSS   
  • #244152 17/02/2013

    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần
    ContentAdministrators

    ĐBQH Dương Trung Quốc và Hoàng Hữu Phước: Tứ Đại Ngu hay Một Người Ngu ?

    Đại Biểu Quốc Hội (ĐBQH) đương nhiệm Hoàng Hữu Phước viết bài gọi ĐBQH đương nhiệm Dương Trung Quốc có "Tứ Đại Ngu" trong năm 2012.

    Xem chi tiết: Dương Trung Quốc và Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu)

    ĐBQH Dương Trung Quốc trả lời Báo Thanh niên về "Tứ Đại Ngu" đã rất thâm:

    "Tôi thấy không cần thiết phải đánh giá làm gì cả. Vì NGÔN NGỮ hình như khác nhau nên không thể trao đổi được".  

    NGÔN NGỮ khác nhau! (Có thể hiểu như hàng chợ khác hàng Vincom?!, hay tiếng ĐM khác tiếng Việt?!)
     
    Không luận bàn nhiều về các vị "đại diện cho ý chí, nguyện vọng,..., của nhân dân cả nước" (Điều 97 Hiến Pháp), nhưng tự hỏi:

    "Tứ Đại" hay "Một Người" ?

    Hiến định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam".

    Hiến định: "ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước".

    Hiến định: Quốc Hội bầu ra Chủ Tịch Nước và Thủ tướng. 
    Tại Quốc Hội, Chủ tịch nước hay Thủ tướng đều có trách nhiệm giải trình, trả lời chất vấn của ĐBQH về bất cứ chuyện gì mà Quốc Hội/ĐBQH thấy cần theo nguyện vọng người dân.

    ĐBQH Quốc có quyền chất vấn trách nhiệm của Thủ Tướng về Vinashin và Vinaline. Nguyện vọng nhân dân cũng thế.

    Nhưng "lạ" là ĐBQH Phước nêu 1 trong Tứ Đại Ngu như sau: "...Dương Trung Quốc loạn ngôn, dám đem việc Vinashin và Vinaline ra để hỗn láo với Thủ tướng...";

    Ý là sao? Không được chất vấn và quy trách nhiệm cho Thủ Tướng?

    Tôi là nhân dân, tôi xem truyền hình trực tiếp hôm đó, có thấy hỗn láo gì đâu ?!

    "Lạ" nữa là ĐBQH Phước quên quyền được chất vấn Thủ Tướng đã Hiến Định trong Hiến Pháp, nhưng trong Tứ Đại Ngu Ông lại phê bình ông Quốc là đã: "...nhổ toẹt vào các đạo luật về tổ chức quốc hội Việt Nam...";

    Còn đoạn này, chỉ copy/pase ra để xem NGÔN NGỮ người "...đại diện cho ý chí, nguyện vọng,..., của nhân dân cả nước":

    "Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi “công nhận” cái “nghề đĩ” để “quản lý” và “thu thuế”, thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các “môn sinh” khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ;"


    ... và còn gì nữa?

     
    73611 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #244530   19/02/2013

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Chữ Việt Nam, nghĩa Trung Quốc

    Tứ đại - Nhất nhân hay là Bốn đời - Một người đều là một. Hiện tại dư luận xôn xao có hay không từ "ngu". Cá nhân tôi nói là không ngu bởi khi xét về mặt Tài, Đức mà đã lọt vào đến tốp người tiêu biểu cao cấp ĐBQH (đã vào đến vòng chung kết thì ai cũng xứng đáng là người chiến thắng) nên không có người ngu.

    Do các ĐBQH là rất hoàn hảo song đôi khi trong cuộc sống đời thường của hai cá nhân va chạm nhau thì có thể dư luận không hiểu. Có thể ông Phước quá nóng tính mà hành xử không đúng nơi nên bị một vố rùm beng cũng có lợi cho mọi người đó là bài học (biết để mà tránh)

    Chúng ta đều biết: "Nhân vô Thập toàn mà chúng ta mà nói mãi lại hóa ra dậu ngã bìm leo - Không dung kẻ dưới chẳng là người trên - nói đi thì nhẹ nói lại thì nặng" vậy thôi ta hãy nhìn nhận đơn giản sự việc đi mà tập trung đóng góp ý kiến vào những việc nhằm thu hẹp khoảng cách giữa cán bộ quyền chức với người dân.

    Lê Minh Vũ

    Công ty giáo dục Vũ Tấn, Đô thị số 3 KKT Nghi Sơn Thanh Hóa

     

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn congtygiaoducvutan vì bài viết hữu ích
    btv (19/02/2013) admin (20/02/2013)
  • #244617   20/02/2013

    Thầy Khổng có nói "quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa", ngẫm kỹ mới thấm thía sách thánh hiền, tiếp theo ai hiện thực "hòa"  đây?

    Một nguời có danh phận nói chưa hết cũng xong, nói xong lại giải thích bao giờ hết.

    Mới gia nhập, thổ lộ đôi ý, xin thỉnh giáo các kaka 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn namchinhbacchien vì bài viết hữu ích
    btv (20/02/2013) daonhan (20/02/2013)
  • #244618   20/02/2013

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Các ý kiến xung quanh vụ "Tứ Đại Ngu" của ông Hoàng Hữu Phước (HHP).

    Nhiều người đã bỏ phiếu cho ông cảm thấy thất vọng, như anh Unjustice phải thốt lên: "ông (HHP) không xứng đáng là đại biểu của người dân TPHCM"

    Cử tri khác lại hoài nghi: "mình không nhớ có bầu cho ông này không ta?" ... và nhiều ý kiến đòi bãi miễn đại biểu Hoàng Hữu Phước.

    Osin HuyDuc viết:
    Riêng tôi, nếu Quốc hội muốn bãi miễn thì ok chứ tôi không quan tâm. Người như ông Phước mà làm nghị sỹ thì chỉ có Quốc hội của chế độ xấu hổ chứ chúng tôi, có bầu ông ấy đâu, mà xấu hổ.
     
    Và một số ý kiến nữa xin trích đăng lại:
     
    Đừng phụ lá phiếu của dân
     
    Hầu hết phản hồi của độc giả VietNamNet không đồng tình với ông Hoàng Hữu Phước về những lý lẽ ĐBQH này dùng trong bài viết công kích ĐB Dương Trung Quốc trên blog và cả về lời xin lỗi sau đó.
     
    Không có việc gì nhỏ
     
    Viết trên trang mạng Emotino phê phán “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ” (tứ đại ngu), ĐB Hoàng Hữu Phước gay gắt chỉ trích nhà sử học Dương Trung Quốc về nhiều quan điểm ông Quốc từng nêu tại Quốc hội, trong đó có vấn đề mại dâm, biểu tình, văn hóa từ chức...
     
    Trong lời xin lỗi sau đó khi trả lời phỏng vấn của VietNamNet, ông Hoàng Hữu Phước nhắc lại "trong lúc nhà nước đang có quá nhiều cái để đương đầu, vậy mà ông Dương Trung Quốc liên tục nói về mại dâm, biểu tình, văn hóa từ chức… hãy để tập trung vào cái lớn".
     
    Độc giả VietNamNet đặt câu hỏi về quan điểm của ông Phước về "việc lớn, việc nhỏ", "việc gì không nên bàn, việc gì cần bàn" tại cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
     
    Bất đồng quan điểm và tranh luận công khai, đặc biệt giữa các ĐBQH, là chuyện bình thường
     
    Độc giả kobe (tulinhbk@...) chia sẻ không nên viện cớ đất nước đang đối mặt với vấn đề lớn, thế lực bên ngoài, thế lực chống đối để gạt đi những chuyện bị coi là nhỏ như biểu tình, đất đai... "Nếu không nói ra những chuyện bị cho là nhỏ thì những bất cập trong xã hội, nạn tham nhũng sẽ vẫn còn và làm khổ người dân. Đất nước Việt Nam là của 90 triệu người dân chứ không phải của riêng ai", độc giả viết.
     
    Độc giả Lương Vi (vanluong22@...) còn nhận định "tất cả những việc ông Phước cho là không phải việc lớn lại là những việc lớn nhất".
     
    Độc giả Quỳnh Như (nhu1899@...) thì đặt câu hỏi: Nếu ĐB Hoàng Hữu Phước thấy xã hội có nhiều vấn đề lớn cần quan tâm hơn mại dâm, biểu tình, văn hóa từ chức... thì đó là những vấn đề gì và bản thân ông Phước đã làm gì để thay đổi?
     
    "Chúng tôi là những người dân nghèo, mong muốn một xã hội bình yên hạnh phúc, nhưng ngày ngày đọc báo đều thấy tệ nạn tràn lan, cướp giật lộng hành, thực phẩm bẩn đe dọa, tai nạn giao thông đầy rẫy... nên chỉ ước mơ có một phép màu là những người đứng đầu đất nước có tầm nhìn xa trông rộng, một trái tim yêu thương dân để có thể giải quyết các vấn đề trên", độc giả này viết.
     
    Bạn đọc hoangphi5@... nhắc nhở: "ĐBQH là người đại diện cho nhân dân, đem tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của nhân dân lên bàn nghị sự. Từ những việc nhỏ đến việc lớn trên bàn nghị sự cũng đều phải lấy cái gốc là nhân dân".
     
    Độc giả Nguyễn Tấn Khôi (nguyentankhoi81@...) nhấn mạnh: "ĐB hãy đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, đừng để người dân thất vọng, không phụ lá phiếu của nhân dân".
     
    Độc giả Ngô Trọng Hiếu (ngotroghieu@...) ủng hộ trên diễn đàn Quốc hội, giữa các ĐBQH, nên tiếp tục tranh luận làm sáng tỏ vấn đề, hiến kế phục vụ lợi ích nước nhà, không nên quan niệm "trực ngôn là cung cấp cho những kẻ xấu, các thế lực không thân thiện một cơ hội bằng vàng để xúc xiểm QH, ĐBQH Việt Nam" như ông Hoàng Hữu Phước lo ngại.
     
    Tranh luận cần có văn hóa
     
    ĐB Hoàng Hữu Phước đưa ra bài viết công kích nói trên tại một trang mạng của giới kinh doanh mà ông đã tham gia viết đều từ 4 năm nay với 700-800 bài, và suy nghĩ "một bài hết sức vô tư, đăng trên trang mạng quen thuộc, không ngờ lại bị phản ứng như vậy", đặc biệt vì "blog là một nhật ký mở".
     
    Tuy vậy, độc giả Chu Văn Đức (chuvanduchlu@...) nhắc nhở ông Phước: "Blog không có lỗi gì. Người dân phản ứng không phải vì ông viết bài trên mạng mà vì bài viết thể hiện sự thiếu văn hóa". Điển hình là những từ ngữ mang tính tấn công cá nhân mà cách giải thích theo nghĩa Hán Việt của ông Hoàng Hữu Phước không nhận được sự chia sẻ của độc giả.
     
    Độc giả Susu (hoanglan.at@...) nhấn mạnh: Blog là nơi chia sẻ tâm tư cá nhân, là một cuốn nhật ký nhưng là nhật ký bỏ ngỏ, mọi người đều có thể đọc, không thể 'vô tư' không biết đến phản ứng có thể có của dư luận....
     
    Chính vì vậy, mặc dù ghi nhận việc ông Hoàng Hữu Phước đã lên tiếng xin lỗi ông Dương Trung Quốc, độc giả vẫn cho rằng lời xin lỗi này là chưa đủ. Ông Phước cần thể hiện sự cầu thị đối với đông đảo công chúng, người dân, đặc biệt là cử tri TP.HCM, những người đã bỏ phiếu bầu ông vào QH. Độc giả Hoài Phương (Ghoaiphuong57@...) nhấn mạnh "sửa sai như thế nào mới quan trọng".
     
    Nhân đây, độc giả cũng chia sẻ nhiều ý kiến về văn hóa tranh luận. "Bất đồng quan điểm và tranh luận công khai, đặc biệt giữa các ĐBQH, là chuyện bình thường", đa số ý kiến độc giả đồng tình, song một bài viết mang tính xúc phạm thì không thể biện giải rằng chỉ là "sai về phương pháp tranh luận" như độc giả Lưu Quang Ngọc (luuqngoc@...) nhận định.
     
    Độc giả Ha văn son (hvson@...) chỉ ra việc "đặt cái tôi cá nhân lớn quá, với những người phản biện mình thì tỏ ra khó chịu, bực tức, cay cú và tìm cách công kích với những ngôn ngữ không đẹp đẽ" là một việc đáng thất vọng.
     
    Độc giả Nguyen xuan thinh (thinhalex@...) khuyên "nếu không đồng tình chính kiến thì có thể phản bác ngay tại hội trường hay tìm một phương án nào đó tốt hơn", trong khi độc giả nguyenquoctrung68@... nhấn mạnh: "Người dân có quyền đòi hỏi những người đại diện cho mình, cho tiếng nói của mình phải hiểu những văn hóa ứng xử tối thiểu trong đời sống hàng ngày, chưa nói đến văn hóa nghị trường cũng như những việc to lớn của đất nước".
     
    Nhiều độc giả liên hệ với vấn đề "văn hóa từ chức" trong những trao đổi lại với ĐB Hoàng Hữu Phước. Họ cũng đặt vấn đề hoàn thiện quy trình bầu cử để cử tri có nhiều thông tin hơn khi bỏ phiếu bầu người xứng đáng vào Quốc hội.
     
    Chung Hoàng (VietNamNet)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #244695   20/02/2013

    btv
    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần
    ContentAdministrators

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Chẳng ai dại mà giật dây cho… “Tứ Đại Ngu”

     

    Những ngày qua, dư luận xôn xao vì bài viết “Tứ đại ngu” của ĐBQH Hoàng Hữu Phước xúc phạm ĐBQH Dương Trung Quốc. Từ đây, vấn đề “văn hóa nghị trường” lại được mang ra mổ xẻ.

    Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII dành cho Petrotimes một cuộc phỏng vấn về “văn hóa nghị trường” và về sự cố “tứ đại ngu” đang gây xôn xao dư luận.

    Petrotimes: Từng làm việc nhiều năm ở nghị trường, ông nhìn nhận thế nào về việc ĐBQH Hoàng Hữu Phước chỉ trích ĐBQH Dương Trung Quốc trên mạng internet?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã từng nghe ĐB Hoàng Hữu Phước phát biểu về vấn đề xây dựng Luật Biểu tình trước đây, rồi đọc một vài trang trên blog của ông ấy, trong đó có chuyện gửi thư tự giới thiệu mình với ông Saddam Hussen để… tạo thế hợp tung chống Mỹ.

    Vì vậy, tôi không ngạc nhiên về bài viết của ông Phước công kích ĐB Dương Trung Quốc. Tôi chỉ thấy đáng buồn.

    Petrotimes: Buồn vì điều gì, thưa ông?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Có thể nói ĐBQH Hoàng Hữu Phước đã hành xử một cách lỗ mãng, không phù hợp với chuẩn mực giao tiếp thông thường chứ chưa nói đến văn hóa nghị trường.

    Một người mắng người khác là ngu, đại ngu,… thì chỉ có thể gặp ở… ngoài đường. Còn một ĐBQH dùng blog để phỉ báng một ĐB khác thì có thể nói là từ ngày tôi có đủ nhận thức để theo dõi hoạt động của Quốc hội đến nay, chưa bao giờ thấy có hiện tượng như thế này.

    Đặc biệt, khi nói đến vấn đề mại dâm, ĐB Hoàng Hữu Phước đã dùng quá nhiều câu chữ phản cảm, “chợ búa”. Mặc dù đã biết ít nhiều về cách suy nghĩ, nói năng khác thường của ông, tôi cũng thấy thật khó lý giải.

    Trong cuộc sống, mọi người đều có thể có những ý kiến khác nhau, thậm chí có thể nảy sinh mâu thuẫn với nhau. Nhưng chỉ những người kém văn hóa mới dùng những lời lẽ nặng nề phỉ báng nhau.

    Người có cách hành xử văn hóa thì phải dùng lý lẽ để trao đổi với nhau để nếu không đi đến thống nhất cũng hiểu được quan điểm của nhau.

    Petrotimes: Theo ông, cái chưa được ở đây là nội dung chỉ trích hay là cách chỉ trích?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi là cả 2. Về cách chỉ trích thì không phù hợp đạo lý đã đành, nội dung chỉ trích cũng thể hiện hiểu biết của ĐB Phước về pháp luật hết sức hạn chế.

    Khi ĐB Phước công kích ĐB Dương Trung Quốc về chuyện chất vấn Thủ tướng tại kỳ họp vừa qua thì ĐB Phước đã làm trái quy định tại điều 49 Luật Tổ chức Quốc hội. Điều 49 quy định ĐB có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, v.v…và người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề ĐB nêu. Như vậy, ĐB Dương Trung Quốc đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của ĐBQH về chất vấn thành viên Chính phủ. Vì thế, không thể nói ông Dương Trung Quốc “hỗn xược”.

    Bên cạnh đó, ông Phước hình như quên rằng điều 46 Luật Tổ chức QH quy định ĐB phải gương mẫu trong việc chấp hành hiến pháp và pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng.

    "Sáng nay, tôi thấy báo chí đã dẫn lời ông Phước xin lỗi ông Dương Trung Quốc. Nhưng tôi thật lấy làm thất vọng khi đọc lời nhận lỗi này"

    GS Nguyễn Minh Thuyết

    Nếu không cẩn thận thì không chừng, ĐB Phước còn vi phạm cả quy định của Bộ luật Hình sự khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

    Petrotimes: Những chỉ trích này có liên quan gì đến quy định của luật hình sự, thưa ông?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Điều 121 Bộ Luật hình sự đã quy định rõ về tội “làm nhục người khác”. Ông Phước phỉ báng ông Dương Trung Quốc dựa trên những phát biểu của ông Quốc tại Quốc hội. Lúc đó ông Dương Trung Quốc không phát biểu với tư cách một công dân bình thường mà với tư cách một người đang thi hành công vụ. Miệt thị, xúc phạm nhân phẩm người đang thi hành công vụ là tình tiết tăng nặng.

    Petrotimes: Ông đánh giá thế nào về những phát biểu trước đó của ĐB Hoàng Hữu Phước trước Quốc hội?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Thực tình, trong các kỳ họp Quốc hội, ĐB Phước không phải là người có những ý kiến sâu sắc, được báo chí trích dẫn nhiều. Tôi chỉ biết tên ĐB Hoàng Hữu Phước khi nghe ông phát biểu tại kỳ họp thứ 2 về việc xây dựng Luật Biểu tình, trong đó có nói dân ta dân trí thấp nên chưa thể ban hành luật này. Vì những lời lẽ xúc phạm cử tri như vậy, khi về tiếp xúc cử tri sau kỳ họp ở TPHCM, ông Phước đã bị cử tri chất vấn. Lúc đó ông Phước đã phải nói với cử tri hãy coi mình là con cháu và bỏ qua cho những sai sót đó.

    Đáng lẽ sau khi nhận sai như vậy ông phải sửa chữa, nhưng đến giờ ông vẫn nói lại những chuyện đó như thể mình đúng.

    Một điều nữa cũng khiến tôi buồn là buồn cho cử tri Thành phố HCM. Đại diện cho thành phố phát triển hàng đầu của đất nước, nơi tập trung rất nhiều nhân tài lẽ ra phải là những ĐB nếu không xuất sắc thì cũng không nên gây ra nhiều sự cố như vậy.

    Theo tôi, một khi đã trở thành ĐBQH tức là một nhà hoạt động chính trị thì từ công việc đến lời ăn tiếng nói, cuộc sống riêng tư phải hết sức giữ gìn. Thậm chí thôi làm ĐB rồi vẫn phải giữ gìn. Những phát ngôn của ĐB về ĐB khác, về tổ chức trong nước và nước ngoài càng không thể tùy tiện được.

    Tôi cũng đã đọc trên mạng bài ông Phước phỉ báng một cơ quan truyền thông nước ngoài sau khi họ phỏng vấn ĐB Dương Trung Quốc về bài viết xúc phạm danh dự ĐB này. Tôi cho rằng đánh giá của mọi người về một cơ quan truyền thông có thể rất khác nhau, thích hay không thích là chuyện bình thường. Nhưng việc một ĐBQH đương nhiệm của Việt Nam phỉ báng một cơ quan truyền thông nước ngoài có lịch sử hàng trăm năm sẽ làm người ta hiểu sai về đường lối đối ngoại của chúng ta – là muốn làm bạn với tất cả các nước.

    Nếu ông Phước đăng bài này trên báo, ông có thể bị lôi kéo vào một vụ kiện rất rắc rối.

    Petrotimes: Theo ông, vụ việc này nên giải quyết theo hướng nào?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đã trả lời báo chí, khẳng định ĐBQH không được xúc phạm lẫn nhau. Ở QH một số nước có ủy ban đạo đức của đại biểu, xem xét các trường hợp ĐBQH vi phạm đạo đức để đưa ra mức kỷ luật. QH nước ta không có ủy ban này nhưng có Ban Công tác ĐB thuộc UB Thường vụ QH.

    Theo tôi, Ban công tác ĐB của UB Thường vụ QH cần có ý kiến chính thức về vấn đề này để từ nay trở đi không còn những chuyện đáng xấu hổ thế này nữa.

    Đặc biệt, người có vai trò quan trọng nhất với ĐB chính là cử tri. Cử tri là “ông sếp” của ĐB, có quyền giám sát ĐB, thậm chí kiến nghị và bỏ phiếu miễn nhiệm đối với ĐB do mình bầu ra. Trước hết, đại diện cho cử tri là Ủy ban MTTQ TP HCM, cơ quan đã hiệp thương thống nhất giới thiệu ông Phước (người tự ứng cử), cũng cần bày tỏ thái độ về ĐB của mình.

    Petrotimes: Ở một số nước như Hàn Quốc, Ukraina… có hiện tượng nghị sỹ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” ngay trong Quốc hội. Việc các đại biểu ở nước ta có lời lẽ xúc phạm nhau có phải là bước khởi đầu đi theo xu hướng này không, thưa ông?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: QH mỗi nước có quy định và thông lệ của mình. Ở nước ta, cả văn hóa truyền thống lẫn pháp luật đều không chấp nhận ĐBQH nói năng lỗ mãng, càng không cho phép ĐB lăng mạ nhau.

    Hiện tượng của ĐB Hoàng Hữu Phước chỉ là cá biệt. Do đó, tôi không nghĩ là ĐBQH nước ta đang có xu hướng “cởi mở” như ở một số nước đã nêu.

    Petrotimes: Vậy, hiện tượng “tứ đại ngu” đang phản ánh điều gì, thưa ông?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, nó chỉ phản ánh sự khác thường trong tính cách của ông Phước. Nhưng nhìn rộng ra, khi một số người trong chúng ta muốn “đè bẹp” những người có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với chủ kiến của mình bằng cách nói xấu họ, bới móc đời tư của họ thì điều đó đã tạo ra tiền đề để phát triển hiện tượng mà nhà báo gọi là “tứ đại ngu” này.

    Petrotimes: Theo ông thì câu chuyện này có gì bất thường không?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho rằng chuyện này chỉ xuất phát từ sự thiếu lịch duyệt, kém hiểu biết của ĐB cụ thể, chứ không như một số người suy diễn là có ai đó đứng đằng sau. Đứng đằng sau để làm thầy những người như thế thì … quá dại.

    Petrotimes: Theo ông, trong tình huống này, đại biểu Hoàng Hữu Phước cần phải làm gì?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Sáng nay, tôi thấy báo chí đã dẫn lời ông Phước xin lỗi ông Dương Trung Quốc. Nhưng tôi thật lấy làm thất vọng khi đọc lời nhận lỗi này : “Tôi thừa nhận là phương pháp tranh luận của mình sai khi đưa lên blog. Chính vì phương pháp sai này tôi có lời xin lỗi cá nhân ông Dương Trung Quốc. Lẽ ra với những chỉ trích như vậy, tôi có thể viết một bức thư gửi Thường vụ QH, hay viết bài không ghi tên ông mà chỉ nêu quan điểm, theo dạng blog thì chắc là không có chuyện gì.”

    Không hiểu khi nhận được bức thư với những lời chỉ trích kém văn hóa như vậy, UB Thường vụ QH có hiểu là chính mình cũng bị ĐB Hoàng Hữu Phước xúc phạm không?

    Tôi càng thất vọng khi nghe ông Phước trần tình với báo chí là ông không lường trước được phản ứng mạnh mẽ của công luận về bài viết của mình. Một người đã dấn thân vào con đường chính trị mà nhìn nhận một việc nhỏ cũng không ra thì hoạt động chính trị thế nào? Câu hỏi này chắc phải nhờ cử tri TP HCM hỏi giúp vị ĐB của mình.

    Petrotimes: Xin cho biết đánh giá của ông về ĐBQH Dương Trung Quốc?

    GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã hoạt động cùng ĐBQH Dương Trung Quốc hai khóa liền, tôi thấy ông ấy là một người sắc sảo và lịch lãm. Không phải mọi ý kiến của ĐB Dương Trung Quốc tôi đều đồng tình nhưng những vấn đề ông Quốc nêu lên đều là những vấn đề cử tri rất quan tâm, và về phương pháp tư duy, ông Quốc thường có cách nhìn độc đáo, mới mẻ, đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Không chỉ tôi mà công chúng nói chung đều đánh giá cao ĐB Dương Trung Quốc.

    Ở khóa XII, tôi với ông Quốc cùng hoạt động trong Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội. Cũng có trường hợp chúng tôi không đồng quan điểm nhưng đều trao đổi thẳng và rất thoải mái. Không có chuyện cãi cọ hay lăng mạ nhau như thế này!

    Tôi xin nhắc lại, đây là lần đầu tiên tôi thấy hiện tượng này ở Quốc hội của chúng ta.

    Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi!

    Theo Petrotimes.vn

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn btv vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (20/02/2013) danusa (21/02/2013)
  • #244788   21/02/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Trả lời VNN về việc ý kiến khi nếu bị Quốc Hội bãi nhiệm, ông Phước đã bày tỏ rằng:

     

    "Ông có dự kiến tình huống xấu nhất xảy ra (ví dụ như bị bãi miễn...). Nếu xảy ra thì ông sẽ như thế nào?

    Tôi luôn tôn trọng luật pháp quốc gia. (Điều này không có nghĩa tôi chưa bao giờ bị phạt vi phạm luật giao thông đường bộ). Thượng tôn luật pháp là tính văn minh của một công dân yêu nước, nghĩa là cố gắng tuân thủ luật pháp trong việc tránh vi phạm và trong việc chấp hành các xử lý. Tuân thủ luật đi đường nghĩa là khi vi phạm không được gây sự với công an viên làm rối loạn trật tự nơi công cộng.

    Nếu trường hợp bãi miễn xảy ra, tôi sẽ  luôn chứng minh tôi luôn là công dân tốt, gương mẫu, qua việc dù trước khi vào Quốc hội, trong thời gian ở Quốc hội, và trong thời gian trở về đời sống dân sự tôi sẽ luôn nói về, viết về lòng yêu nước, lòng tin vào Đảng Cộng Sản, và sự tôn trọng Nhà nước và Chính phủ, cũng như không ngừng đóng góp ý kiến xây dựng cho Đảng và Nhà Nước, điều mà tôi đã luôn thực hiện từ lúc còn là một giáo viên trẻ.

    Như vậy, việc nghiêm túc chấp hành quyết định của quốc hội cũng chính là dịp nêu gương của người đại biểu Quốc hội.

     

    Qua báo chí, được biết ông Dương Trung Quốc đã chấp nhận lời xin lỗi của ông. Tuy nhiên, dư luận và cử tri có vẻ chưa thực sự hài lòng. Ông có muốn nói thêm điều gì?

    Tôi là người Việt và luôn đối xử với những người quanh tôi bằng tình tương thân, tương trợ, thông cảm, hiểu biết, nâng đỡ, động viên. Những khi họ phạm lỗi, tôi phải tự đặt câu hỏi cho chính mình là liệu mình có đang "bao che" hay không. Chính vì vậy, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu dư luận và cử tri nhận xét con người phạm lỗi quanh họ cũng với sự hiểu biết, cảm thông, và nâng đỡ, v.v. trên tinh thần Việt như thế.

    Các luật lệ được đặt ra là do con người không hoàn hảo lý tưởng một cách tuyệt đối. Chuyện ngụ ngôn khi vua Solomon bảo chỉ những người nào tuyệt hảo không tì vết mới được ném đá xử tử người phạm lỗi luôn là nội dung được nhắc đến và hầu như người tốt và người tốt hơn là nằm trong đa số nhân loại. Mỗi việc đều có một thang điểm đánh giá riêng hay cách xử lý riêng. Có người phạm tội mà dư luận muốn án nặng nhất nhưng luật pháp không thể áp dụng do người đó ở tuổi vị thành niên. Tôi có niềm tin rằng dư luận công chính và cử tri công tâm nước Việt mong muốn điều lớn lao nhất là Đại biểu Quốc hội phải có đủ tài để xây dựng đất nước hùng cường.

    Việc một đại biểu thóa mạ một đại biểu khác sẽ chịu sự chế tài của các quy định hiện hành ngoài việc chủ động giải quyết ổn thỏa với đại biểu bị thóa mạ. Tôi cho rằng đó là cách xử lý vụ việc theo hướng tích cực."

     
    Báo quản trị |  
  • #244793   21/02/2013

    maiductubca
    maiductubca

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều giá trị nhất để giữa những con người hiểu nhau hơn là thẳng thắn trao đổi với nhau. Việc gián tiếp trao đổi sẽ tạo nên sự trau chuốt ngôn từ, tra cứu văn bản, tham khảo tài liệu, vv....Một cuộc điện thoại dù ngắn ngủi vẫn giá trị hơn là cả ngàn trang thư gửi cho nhau.

    Tôi vào Thư viện pháp luật để học tập và khi đọc các bài viết nói trên, tôi học được ở cả hai vị ĐBQH này là: Một người có tính thẳng thắn (dễ chịu thiệt thòi), người còn lại có ham muốn học hỏi, ưa triết lý (khó bị thiệt thòi)./.

     
    Báo quản trị |  
  • #244845   21/02/2013

    royalssc
    royalssc

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Viêt Nam vẫn có ngươi như thế leo cao thât đó !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #244851   21/02/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Dân gian có câu: "Ngu dốt ngồi cao khó bền", nếu áp vào trường hợp này thì trong tương lai gần mọi chuyện sẽ đi vào quy cũ mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #245040   22/02/2013

    cangkuru
    cangkuru

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2011
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Mình cũng đồng ý với bài viết của luatQuynhnhu !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #245185   23/02/2013

    nguyend7158
    nguyend7158

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    ĐBQH Dương Trung Quốc và Hoàng Hữu Phước: Tứ Đại Ngu hay Một Người Ngu ?

     

    Tôi là một cựu Đoàn viên Thanh Niên lớp Ngữ Văn Anh khóa 3 niên khóa 1978-1979 trường DH Tổng Hợp, TPHCM. Để góp phần làm rõ hơn về vị Đại biểu này, qua Dân Luật xin có lời đính chính về phát biểu trả lời phỏng vấn của ông Hoàng Hữu Phước với báo Tuần Việt Nam qua bài báo: Đại biểu Phước phân trần về sự “khác người” của PV Duy Chiến – Thái Thiện ngày 21/02 về lý do bị lưu ban năm học 1979-1980 (học lại năm thứ ba lần thứ hai).

    Ông Hoàng Hữu Phước không hề lưu ban vì có ý đồ trốn nghĩa vụ quân sự hay lý do 2 trường gom 2 lớp làm một như Phước phát biểu với phóng viên báo Tuần Việt Nam. Việc trường gom 2 lớp lại làm một chỉ áp dụng cho những sinh viên đã học tại trường trước năm 1975 được tiếp tục học chung với khóa 1 (trúng tuyển cuối năm 1975). Phước trúng tuyển khóa 2 (6/1976). Vào đầu năm 1978, Phước đang học năm thứ ba là Đoàn viên TN kiêm lớp phó Đời sống, thì bị bắt quả tang mang trộm nhu yếu phẩm của lớp bán ra chợ trời. Sau vụ việc này, ban chấp hành Đoàn lớp Anh Văn khóa 3 dưới sự chủ trì của bí thư Lê Xuân Khuê, phó bí thư Trương Văn Sơn và thầy Phan Nam chủ nhiệm khoa Ngoại Ngữ đã họp khẩn để quyết định hình thức kỷ luật cho Phước, hình thức kỷ luật sau cùng được nhất trí thông qua là lưu ban Phước 1 năm bắt đầu áp dụng cho niên khóa 1979-1980. Bản kỷ luật này chắc chắn còn lưu tại trường Đại Học Xã Hội và Nhân Văn. Bí thư Lê Xuân Khuê sau khi tốt nghiệp và hoàn thành Nghĩa vụ quân sự đã quay lại công tác giảng dạy tại khoa Anh văn của trường kiêm nhiệm Phó bí thư Thành Đoàn TpHCM (khoảng cuối những năm 1980), sau đó chuyển công tác về Phòng Thương Mại TpHCM. Về Phó bí thư Trương Văn Sơn có một thời gian dài công tác giảng dạy tại trường Đại Học Hàng Không.

    Qua vụ việc lấp liếm lý lịch này của ĐB Hoàng Hữu Phước, thiển nghĩ phẩm chất quan trọng hàng đầu của một vị Đại biểu nhân dân chính là sự trung thực mà ông ta chưa có đủ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyend7158 vì bài viết hữu ích
    btv (23/02/2013) SAdmin (23/02/2013)
  • #272838   01/07/2013

    Người Việt nam mình có câu tỏ ý chê bai là "Thơ Thẩn". Ông Phước này có lẽ là nhà ' văn thẩn " rồi. cái kiểu lý luận nửa cổ nửa kim như vậy buồn cười quá. Cũng may ông ấy không đọc bài viết tại quốc hội.

    Tôi nghĩ một đại biếu quốc hội mà không biết cách bày tỏ chính kiến của mình một cách văn hóa thì phải xem lại rư cách.

     
    Báo quản trị |