Chào bạn, liên quan đến vấn đề bạn hỏi, Luật sư trả lời như sau:
Điều 10 Nghị định Số: 110/2004/NĐ-CP của chính phủ về công tác văn thư
“1. Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Ở cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể
a) Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức, phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, việc ký văn bản được quy định như sau:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức;
Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Việc ký văn bản về những vấn đề khác được thực hiện như quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho một cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.…”
Điều 26 Nghị định Số: 110/2004/NĐ-CP của chính phủ về công tác văn thư
“1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành”
Điều 1 Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu
“Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này”
Căn cứ vào những quy định nêu trên khi phó giám đốc đã được giám đốc ủy quyền thì được phép ký thay vào các văn bản pháp lý tương ứng với nội dung ủy quyền, chữ ký trên có đầy đủ tính pháp lý như giám đốc ký thông thường. Việc đóng dấu lên chữ ký (theo khoản 2 điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP) là để xác nhận tính pháp lý của chữ ký, đóng dấu treo chỉ là hình thức tạm hiểu trong nội bộ không có giá trị pháp lý chính thức. Vậy đối với chữ ký của phó giám đốc khi đã được giám đốc ủy quyền phải đóng dấu như quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư dựa trên những thông tin bạn cung cấp.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, bạn vui lòng liên hệ với LS hoặc công ty Luật thành đô để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.
Điện thoại: 04 66806683/ 0982976486
Email: Luatthanhdo@gmail.com
Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Hotline: 0919 089 888
CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ
Điện thoại: 024 3789 8686
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958
Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn
Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn
* CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:
1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;
2. Tham gia tranh tụng;
3. Đại diện ngoài tố tụng;
* TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:
Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958