CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chủ đề   RSS   
  • #373210 09/03/2015

    CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Chào Luật sư,

    Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề về chế độ trợ cấp thôi việc:

    Tôi vào làm việc tại một đơn vị sự nghiệp (của nhà nước) và được ký hợp đồng lao động từ năm 2001 đến năm 2009, lúc này hệ số lương của tôi là 3.00.   

    Cuối năm 2009, tại đơn vị tôi làm việc tổ chức thi tuyển viên chức và tôi đã nộp đơn tham dự thi, đến đầu năm 2010 (cụ thể là ngày 11/02/2010) tôi có quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch viên chức và được hưởng hệ số lương là 3.00 và ký lại hợp đồng làm việc.

    Bây giờ tôi xin nghỉ việc vì lý do cá nhân và được đơn vị chủ quản ra quyết định thôi việc (trong quyết định ghi rõ là tôi được hưởng chế độ thôi việc theo quy định hiện hành của nhà nước).

    Theo quy định hiện này thì hiện nay tôi là viên chức nên chỉ được hưởng chế độ thôi việc theo luật viên chức kể từ ngày có quyết định tuyển dụng vào ngạch viên chức có đúng không ạ. Nếu được hưởng thì hưởng như thế nào?

    Ngoài ra, thời gian tôi làm việc từ năm 2001 đến năm 2009 theo chế độ lao động hợp đồng, tôi có được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc cứ một năm làm việc thì tôi có được hưởng 1/2 tháng lương hay không?   Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi

    Trân trọng cảm ơn!

     
    73025 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhhuong234 vì bài viết hữu ích
    Dinhluu1987 (02/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #373346   10/03/2015

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Điều 45, Luật viên chức 2010 quy định:

    "1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Bị buộc thôi việc;

    b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

    c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này"

    Điều 14, Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về  Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:

    "1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động. 
    ...
    3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó: 

    a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội; 

    b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; 

    c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc".

    Theo đó, từ năm 2001 đến năm 2009  vẫn được tính là thời gian hưởng trợ cấp thôi việc.

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #373804   12/03/2015

    bslanthuduc
    bslanthuduc

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào Luật sư,

    Xin cho hỏi:

    Chúng tôi là đơn vị quân đội. Giám đốc được phép ký hợp đồng lao động với người lao động, nhưng không có hướng dẫn gì về thi tuyển viên chức. Vậy, những người lao động ở đây khi thôi việc có được hưởng các chế độ thôi việc giống viên chức không? Nếu không được thì cơ quan phải giải quyết như thế nào cho đúng với quy định hiện hành? Việc tính chi phí đào tạo cho người lao động của đơn vị chúng tôi được tính như thế nào?

    Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #373884   12/03/2015

    Kính chào luật sư,

    Tôi cảm ơn luật sư đã tư vấn cho tôi về vấn đề chế độ trợ cấp thôi việc đối với viên chức, tuy nhiên tôi vẫn còn băng khoăn và chưa cảm thấy chưa tự tin về vấn đề mà luật sư tư vấn để hỏi lại đơn vị nơi tôi làm việc.

    Hiện nay kèm theo luật viên chức có nghị định 29 của chính phủ hướng dẫn việc tuyển dụng và quản lý viên chức, theo điều 39 của nghị định này có nêu:

    Điều 39. Trợ cấp thôi việc

    1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:

    a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

    b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;

    c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.

    d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.

    2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.

    3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

    4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

    Tôi làm việc tại cơ quan nhà nước từ 2001-2009 theo chế độ hợp đồng

    Từ năm 2010 được tuyển dụng vào biên chế và ký hợp đồng làm việc. Vậy, trường hợp của tôi áp dụng theo mục 1d hay mục 2. Xin tư vấn giúp.

    Trân trọng cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #376012   25/03/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Ký hợp đồng lao động thì không phải là viên chức nhé bạn. Những người được tuyển dụng làm việc chức, cán bộ công chức thì làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc.

    Trường hợp này ký kết hợp đồng lao động thì thực hiện theo Bộ luật lao động 2012, chế độ khi thôi việc cũng vậy bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    bslanthuduc (26/03/2015)
  • #404672   30/10/2015

    trannga1960
    trannga1960

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư !

    Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề thôi việc.

    Thưa luật sư, tôi sinh ngày 27 tháng 09 năm 1960. Là giáo viên vào biên chế năm 1997 đóng bảo hiểm từ tháng 09 năm 1976. Theo luật lao động thì ngày 01 tháng 10 năm 2015. Tôi phải nghỉ dạy, Nhưng do chưa đủ năm công tác để nghỉ hưu nên tôi phải làm đơn nghỉ thôi việc và bảo lưu bảo hiểm, vậy tôi có được hưởng chế độ theo khoản a điều 39 của chế độ thôi việc hay không. xin tư vấn giúp.

       chân thành cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #404673   30/10/2015

    trannga1960
    trannga1960

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi xin đính chín lại là tôi đóng bảo hiểm tháng 09 năm 1996 tứ là tôi còn thiếu 11 tháng.

    Xin chân thành cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #404962   03/11/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào chị trannga1960.

    Vấn đề chị hỏi rất ít xảy ra nên không biết có được nhiều người quan tâm đến không, và quan điểm như thế nào?

    Theo tôi tìm hiểu, quan điểm của tôi như sau:

    1. Về trợ cấp thôi việc:

    - Khoản 1 điều 45 luật viên chức quy định:

    Điều 45. Chế độ thôi việc

    1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Bị buộc thôi việc;

    b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

    c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.

    - Khoản 3 điều 28 Luật viên chức quy định:

    3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

    - Khoản 3 điều 36 Bộ Luật lao động 2012 quy định:

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    -Khoản 1 điều 48 Bộ Luật lao động 2012 quy định:

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    Căn cứ những quy định trên, thì khi chị nghỉ thôi việc được trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc từ tháng 9/1996 đến tháng 12/2008 (vì chị nghỉ việc nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 4 điều 36 nên được áp dụng khoản 1 điều 48 Luật lao động 2012).

    2. Về chế độ thất nghiệp:

    - Khoản 1 điều 49 Luật việc làm quy định:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    - Khoản 1 điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

    1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

    Như vậy, nếu chị không tiếp tục đi làm (dạng Hợp đồng lao động) và đóng BHXH ở một đơn vị nào khác thì chị được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho khoảng thời gian làm việc từ tháng 1/2009 đến tháng 9/2015.

    Tóm lại là chị được hưởng cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp.

    Trên đây là quan điểm của tôi hiểu về quy định của pháp luật. Không biết các LS và các thành viên Dân luật có ý kiến gì khác? Và quan trọng nhất là trường chị có quan điểm về vấn đề này giống tôi không?

    Chị được đóng tiếp 11 tháng BHXH tự nguyện cho đến khi chị đóng đủ 20 năm thì hưởng chế độ hưu trí (tháng 9/2016). Nhưng chị hãy nhớ đầu tháng 8/2016 phải liên hệ với cơ quan BHXH để được hướng dẫn làm thủ tục nhé.

    Chúc chị gập may mắn.

     

     

    Cập nhật bởi RIA1 ngày 03/11/2015 02:03:03 CH lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #413552   17/01/2016

    Sonnguyendiachat
    Sonnguyendiachat

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi tên là: Nguyễn Thanh Sơn, sinh ngày 02/02/1971. Ngày 05/3/1990 bắt đầu làm việc tại Nhà máy ươm tơ Tháng Tám- Bảo Lộc- Lâm Đồng. Đến ngày 15/9/1995 tôi xin chuyển công tác vào Đoàn Địa chất 707 - Bảo Lộc- Lâm Đồng.

    Nay tôi đã viết đơn xin thôi việc để chốt sổ bảo hiểm từ ngày 01/4/2016.Tôi hỏi cán bộ tổ chức Liên đoàn Địa chất về chế độ trợ cấp thôi việc thì được trả lời:" Chỉ được Liên đoàn Địa chất trợ cấp mỗi năm 1/2 tháng lương trong số năm công tác tại Liên đoàn Địa chất (từ 15/9/1995 đến 31/12/2008).

    Còn thời gian công tác tại Nhà máy Ươm tơ Tháng Tám thì đến đòi cơ quan cũ.Hiện nay Nhà máy ươm tơ Tháng Tám đã bị giải thể. Vậy tôi phải đòi khoản trợ cấp trong thời gian làm việc từ 05/3/1990 đến 14/9/1995 ở đâu? Xin trân trọng cảm ơn Luật sư!

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #452718   28/04/2017

    Ngày 05/3/1990 bắt đầu làm việc tại Nhà máy ươm tơ Tháng Tám- Bảo Lộc- Lâm Đồng. Đến ngày 15/9/1995 tôi xin chuyển công tác vào Đoàn Địa chất 707 - Bảo Lộc- Lâm Đồng.

    Nay tôi đã viết đơn xin thôi việc để chốt sổ bảo hiểm từ ngày 01/4/2016.Tôi hỏi cán bộ tổ chức Liên đoàn Địa chất về chế độ trợ cấp thôi việc thì được trả lời:" Chỉ được Liên đoàn Địa chất trợ cấp mỗi năm 1/2 tháng lương trong số năm công tác tại Liên đoàn Địa chất (từ 15/9/1995 đến 31/12/2008).

    Còn thời gian công tác tại Nhà máy Ươm tơ Tháng Tám thì đến đòi cơ quan cũ.Hiện nay Nhà máy ươm tơ Tháng Tám đã bị giải thể. Vậy tôi phải đòi khoản trợ cấp trong thời gian làm việc từ 05/3/1990 đến 14/9/1995 ở đâu? Xin trân trọng cảm ơn Luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #455228   30/05/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 48, 49 Bộ luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn thực hiện tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ thì trường hợp người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước và chuyển đến làm việc tại từ trước ngày 1/1/1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, nay bị mất việc làm thì đơn vị mới có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho thời gian người lao động đã làm việc cho mình và trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước trước đó. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại Công ty sau ngày 1/1/1995, nay bị mất việc làm thì đơn vịy có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho thời gian người lao động làm việc cho mình.

    Đối với thời gian người lao động làm việc ở cơ quan cũ thì cơ quan cũ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại các văn bản nêu trên. Tuy nhiên, do sự việc xảy ra đã lâu, đến nay cơ quan cũ đã giải thể nên không còn pháp nhân để thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật. Thật khó cho trường hợp của bạn

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #434813   29/08/2016

    longtruong1986
    longtruong1986

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào luật sư,

    Tôi là một giáo viên trung học cơ sơ thuộc biên chế phòng giáo dục và đào tạo huyện. Tôi thử việc vào tháng 9 năm 2007 và 12 tháng sau tức tháng 9 năm 2008 tôi được vào biên chế chính thức. Tôi đã tham gia đóng BHXH bắt buộc từ tháng 9 năm 2007 đến nay.

    Từ thời gian đó tới nay tôi chỉ công tác giảng dạy tại 1 trường trung học cơ sở chưa chuyển trường lần nào. Tháng 9 năm 2016 tôi muốn xin nghỉ việc vì lí do sức khỏe.

    Vậy xin cho hỏi trong thời gian tôi nghỉ việc và không có việc làm thì tôi sẽ được hưởng các khoảng trợ cấp nào?  Trong thời gian bao nhiêu tháng và công thức tính các khoảng trợ cấp đó như thế nào? Các khoảng trợ cấp này do nhà nước trả hay do cơ quan tôi trả?

    Trong đơn, tôi xin nghỉ việc từ ngày 1 tháng 9 năm 2016, nếu sau 30 ngày mà cơ quan vẫn không giải quyết cho tôi được nghỉ thì tôi phải làm như thế nào? Nhờ luật sư tư vấn giúp cho tôi , tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #457722   16/06/2017

    Cho tôi hỏi, cơ quan tôi là đơn cơ quan hành chính nhà nước, có 01 trường hợp là cán bộ hợp đồng trong biên chế nhà nước được 8 năm, tuy nhiên cơ quan tôi mới được thành lập được 4 năm, vậy tôi có chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó đủ 8 năm hay chỉ 4 năm kể từ ngày cơ quan tôi thành lập. tôi xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #464000   08/08/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp, cơ quan bạn là cơ quan hành chính nhà nước có một cán bộ hợp đồng trong biên chế nhà nước được 8 năm, nhưng mới chuyển sang cơ quan bạn được 4 năm kể từ ngày cơ quan bạn được thành lập. Người này vẫn đang là cán bộ hợp đồng trong biên chế nhà nước thì có thể người này là viên chức và đang làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Như vậy, chúng tôi sẽ chia làm hai trường hợp:
     
    Trường hợp thứ 1: Người đó đã được chi trả trợ cấp thôi việc ở cơ quan cũ 
    Theo quy định tại điều 45 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ thôi việc như sau:
    “1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Bị buộc thôi việc;
    b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
    c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này”. 
    Theo căn cứ trên, khi hợp đồng làm việc chấm dứt thì cơ quan cũ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc(trước năm 2009) hoặc được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động đã làm việc tại đơn vị đó. Và nếu như cấp trên của cơ quan đó đã chi trả khoản trợ cấp đó thì khi chuyển công tác sang đơn vị bạn, đơn vị bạn sẽ không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho 4 năm tại đơn vị cũ của người này nữa. 
    Trường hợp 2: Khi đơn vị cũ chuyển công tác, đồng thời bảo lưu toàn bộ chế độ BHXH cho người này thì khi chuyển sang đơn vị bạn, đơn vị bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm chi trả 8 năm trợ cấp thôi việc cho người này hoặc họ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp do BHXH chi trả. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com