Chế độ trợ cấp thôi việc

Chủ đề   RSS   
  • #448528 02/03/2017

    buivanthao1990

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chế độ trợ cấp thôi việc

    Kính chào Luật sư,

    Tôi đang làm kế toán tại Đài Truyền thanh cấp huyện (Là đơn vị sự nghiệp). Trong đơn vị tôi có lao động nghỉ việc do ốm đau là ông A, nay ông A làm đơn xin trợ cấp thôi việc.

    Quá trình Công tác của ông A như sau:

    Từ tháng 3/1987 -03/2004 ông công tác ở nhiều đơn vị ở huyện khác(có thời gian là công chức, có thời gian là viên chức);

    Từ 01/2009 đến 7/2014 ông làm Trưởng Đài Truyền thanh (tức là công chức);

    Từ 08/2014-12/2014 ông là chuyên viên Đài Truyền thanh (tức là viên chức).

    Lúc ông làm Trưởng Đài Truyền thanh thì ông bị bệnh, sau đó có quyết định ông làm chuyên viên nhưng ông vẫn không khỏi bệnh nên UBND huyện có công văn chấm dứt hợp đồng từ tháng 12/2014.

    Như vậy ông có được thanh chế độ thôi việc không? Nếu có thì tính thời gian như thế nào?

    Cám ơn Luật sư. Mong nhận được câu trả lời sớm từ Luật sư.

     
    7129 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448589   02/03/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định của Điều 45  Luật viên chức năm 2010 về chế độ thôi việc. Cụ thể:

    “1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Bị buộc thôi việc;

    b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

    c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.”

    Đồng thời tại Điều 39 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định Trợ cấp thôi việc như sau: 

    1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau: 

    a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

    b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng; 
    c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008. 
    d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008. 

    2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp. 

    3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

    4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trong trường hợp ông A nghỉ việc đúng quy định pháp luật thì ông A sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và mỗi năm làm việc sẽ được thanh toán 1/2 tháng tiền lương. Tức là ông A sẽ được thanh toán trong khoảng thời gian từ  tháng 12/2009 trở về trước. Đối với quãng thời gian từ năm 2010 trở đi sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc nữa mà thay vào đó là chế độ bảo hiểm thất nghiệp (do thời gian hưởng trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế cho đơn vị sự nghiệp trừ đi quãng thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp).

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #448614   03/03/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Thời gian tính trợ cấp thôi việc là từ tháng 12/2008 trở về trước (chứ không phải là từ tháng 12/2009)

    Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tháng 1/2009 trở về sau.

    Theo thông tin bạn đưa ra thì ông A được hưởng trợ cấp thôi việc từ tháng 3/1987 đến tháng 3/2004

    Từ tháng 4/2004 đến tháng 12/2008 ông A không làm việc nên không được tính.

     
    Báo quản trị |  
  • #448850   06/03/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Việc được hưởng trợ cấp thôi việc còn căn cứ vào nhiều giấy tờ để xác định ông A được hưởng vào thời gian nào nữa chứ không phải căn cứ vào thông tin chung chung như trên.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #448616   03/03/2017

    buivanthao1990
    buivanthao1990

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào Luật sư, mong Luất sư giải đáp thêm:

    Vấn đề thứ nhất:

    Căn cứ Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, ngày 12/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

    - Tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP  “Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.”

    (Trích Điều 48 Bộ Luật Lao động:

    Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.)

    Như vậy tại sao thời gian tính trợ cấp thôi việc không phải là thời gian ông công tác tại Đài Truyền thanh (thời gian thực tế làm việc tại Đài Truyền thanh) mà là từ tháng 12/2009 trở về trước?

    Vấn đề thứ 2:

    Từ 01/2009 đến 7/2014 ông làm Trưởng Đài Truyền thanh (tức là công chức - không tham gia BHTN) vậy ông có hưởng chế độ thất nghiệp như trả lời của Luật sư không? nếu không thì có hưởng chế độ thôi việc không?

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #448673   03/03/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Trả lời bạn:

    Vấn đề thứ nhất:

    Nghị định 05 mà bạn dẫn là quy định chế độ cho người lao động nói chung (nhưng là để áp dụng cho các doanh nghiệp). Có quy định như vậy bởi vì đối với người lao động làm việc cho doanh nghiệp, mỗi khi nghỉ việc ở đơn vị nào đó thì sẽ được tính hưởng chế độ trợ cấp thôi việc ngay cho thời gian làm việc ở nơi đó, đến đơn vị mới là không còn dính dáng gì nữa, nên mới có câu từ quy định như bạn bôi màu vàng.

    Còn trường hợp bạn hỏi là phải áp dụng luật viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Bởi vì Luật viên chức mới ra đời (trước đây còn gọi chung là công chức) nên việc chi trả chế độ có liên quan đến thời gian trước đây (do chính sách "chuyển công tác")

    Trong nghị định 29/2012, tại điều 39, khoản 1, điểm c quy định:

    c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.

    Vấn đề thứ 2:

    Trong bài viết trước tôi chưa để ý đến thông tin này của bạn. Thời gian ông A làm trưởng đài truyền thanh - là công chức thì lại phải áp dụng Luật cán bộ công chức. Như vậy ông A được hưởng trợ cấp thôi việc cho cả khoảng thời gian từ tháng 1/2009 đến tháng 7/2014 (điều 6 nghị định 46/2010).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #448856   06/03/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Việc được hưởng trợ cấp thôi việc còn căn cứ vào nhiều giấy tờ để xác định ông A được hưởng vào thời gian nào nữa chứ không phải căn cứ vào thông tin chung chung như trên.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;