Chào bạn!
"Điều 15. Sử dụng tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản như: cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ gia tăng khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành."
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
2. Người ký phát là người lập và ký phát séc.
3. Người bị ký phát là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho người ký phát có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát.
4. Người thụ hưởng là một trong những người sau đây:
a) Người được nhận số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người ký phát;
b) Người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Thông tư này;
c) Người cầm giữ séc có ghi trả cho người cầm giữ."
Theo các văn bản trên thì: i) Doanh nghiệp có thể rút tiền mặt hoặc yêu cầu ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán (bao gồm thanh toán séc) và ii) Séc là giấy tờ do doanh nghiệp ra lệnh cho ngân hàng trích tiền của doanh nghiệp để thanh toán cho người thụ hưởng, nhưng phạm vi của người thụ hưởng là rất rộng nên có thể là chính doanh nghiệp ra lệnh luôn, nên một số trường hợp ngân hàng dùng giao dịch séc với ý nghĩa như việc rút tiền.
Về mặt nguyên tắc, ngân hàng thích đưa ra dịch vụ hơn (để mà thu phí) là thanh toán séc là một dịch vụ, còn giao dịch rút tiền mặt thì ngân hàng khó thu phí. Một số ngân hàng lý giải do trong
Nghị định số 101/2012/NĐ-CP tại Điều 14 về các dịch vụ thanh toán không có dịch vụ rút tiền mặt mà chỉ có dịch vụ thanh toán séc nên hướng khách hàng rút tiền bằng việc thanh toán séc (và thu phí dịch vụ này) nhưng lý giải này không đầy đủ vì theo khoản 1 Điều 15 của Thông tư số 23 thì rút tiền mặt không phải là một dịch vụ và không cần phải liệt kê trong điều khoản của Nghị định.
Nếu doanh nghiệp giữ quan điểm phải rút tiền mặt thì chắc ngân hàng họ vẫn thực hiện. Đôi khi giao dịch với một cá nhân không có nghĩa là họ đại diện cho cả ngân hàng đó (đôi khi cá nhân này chưa nắm được nghiệp vụ hoặc bị chỉ đạo). Thực tiễn trong quá trình hỗ trợ cho khách hàng của mình,
Queenlaw đều thấy các ngân hàng bao gồm cả "Big 4" (Vietcombank, BIDV, Agribank, Viettinbank) cũng vẫn cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp mẫu giấy rút tiền mặt (Cash Withdrawal Slip), thậm chí họ gửi cho cả bản word (bản mềm để doanh nghiệp tự điền tự in và chỉ việc mang ra ngân hàng hoặc gửi qua đường bưu điện, miễn chuẩn chữ ký), vẫn rút bình thường bạn nhé!
Nên lời khuyên có lẽ là doanh nghiệp chọn bạn mà chơi :P (tức chọn chi nhánh dễ chịu một chút). Việc doanh nghiệp rút tiền mặt mà không cần dùng séc là ĐƯỢC.
I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.