Chào bạn! Nghị Định
#548dd4;">58 NĐ-CP ngày 13/07/2009 của Chính Phủ quy định về THA Dân sự quy định như sau: "Điều 33. Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án
1. Mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án để thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc tài sản cho người được thi hành án. Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án, bao gồm cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chi trả.
3. Thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, quản lý, sử dụng phí thi hành án do Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp quy định.
Điều 31. Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Người được thi hành án có yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải trả các chi phí thực tế, hợp lý cho việc xác minh. Chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể.
2. Chi phí cần thiết khác quy định tại điểm c khoản 3 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự bao gồm:
a) Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế;
b) Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án; c) Các khoản chi phí thực tế cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án;
d) Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người thuộc dân tộc thiểu số của Việt Nam mà không biết tiếng Việt. Các khoản chi trên được thanh toán từ ngân sách nhà nước. Mức chi do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp thống nhất quy định.
3. Chế độ bồi dưỡng được áp dụng đối với Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự và đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các lực lượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết. Mức chi bồi dưỡng cụ thể cho người chủ trì và những người khác trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp thống nhất quy định.
Điều 14. Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ.
Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án mà không thực hiện quyết định của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu."
Như vậy, phí thi hành án trong trường hợp cụ thể của bạn là 3% giá trị THA, phí xác minh điều kiện THA bạn phải chịu theo điểu 31 và phí cưỡng chế người phải THA chịu theo điều 14.
Chúc bạn thành công. LS HOAN
Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 10:01:27 PM
Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 18/09/2010 04:12:45 PM
Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 18/09/2010 04:11:57 PM
Luật sư Lê Văn Hoan
Trưởng VPLS Lê Văn
131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com