Xin hỏi về ủy quyền doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #331823 05/07/2014

    THO100

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi về ủy quyền doanh nghiệp

    Quý luật sư cho em hỏi về ủy quyền trong doanh nghiệp

    Ngân hàng em cấp 1 hạn mức tín dụng cho 1 Cty TNHH A. Cty A muốn cho Chi Nhánh B của công ty sử dụng hạn mức này. Có 2 trường hợp xảy ra.

    TH1:  là Cty A sẻ ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng rồi mới ủy quyền cho chi nhánh.

    TH2:  Cty A ủy quyền cho chi nhánh ký hợp đồng tín dụng và sử dụng luôn.

    Với 2 TH này xin hỏi quý luật sư về cách trình bày 2 ủy quyền trên sao cho hợp pháp, tránh rủi ro.

    Cám ơn Quý luật sư thật nhiều.

     
    3931 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #331900   07/07/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Bản chất ở đây là Công ty A sẽ là bên vay vốn tín dụng, nếu Công ty A trực tiếp ký hợp đồng thì không cần ủy quyền, sau đó công ty có giao nguồn vốn đó cho chi nhánh thì đây là hoạt động nội bộ của họ, ngân hàng cũng không cần quan tâm vì giao dịch và tiền đều giao cho công ty.

    Nếu Bên ký hợp đồng là chi nhánh của Công ty A thì trên tất cả các hợp đồng, giao dịch vẫn phải ghi là Công ty A, còn người đại diện thực hiện là Người đứng đầu chi nhánh (vì người đứng đầu chi nhánh đã được người đại diện theo pháp luật của Công ty A ủy quyền bằng văn bản).

    Nếu bạn ký với chi nhánh thì việc ủy quyền cũng sẽ rắc rối, không cẩn thận sẽ bị vô hiệu. Bạn nên ký với Công ty.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    THO100 (08/07/2014)
  • #332087   08/07/2014

    BESTLAWYER
    BESTLAWYER

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2014
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 313
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Với câu hỏi của bạn tôi đoán là Ngân hàng bạn đang băn khoăn về thẩm quyền rút vốn của Chi nhánh B khi đối với HĐ tín dụng cấp hạn mức mà Ngân hàng của bạn đã ký với Công ty A.

    Nếu đúng là băn khoăn này thì để giải quyết nó rất là đơn giản, không cần thiết phải làm một giấy ủy quyền riêng. Trong hợp đồng cấp tín dụng ký với công ty A bạn chỉ cần đưa thêm vào điều khoản thẩm quyền yêu cầu giải ngân. Theo đó, chỉ định rõ Chi Nhánh B được phép yêu cầu giải ngân và hạn mức yêu cầu giải ngân của Chi Nhánh B. Trong trường hợp, công ty A có nhiều chi nhánh và có yêu cầu hạn mức của từng chi nhánh thì bạn đưa vào điều khoản thẩm quyền yêu cầu giải ngân và hạn mức giải ngân của từng chi nhánh.

    Còn trong trường hợp bạn vẫn muốn có giấy ủy quyền riêng thì ngoài các nội dung cơ bản của một giấy ủy quyền (bên ủy quyền, bên được ủy quyền, nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền), bạn cần lưu ý một số điểm sau:

    - Đối với cách 1. Trong giấy ủy quyền cần dẫn chiếu đến Hợp đồng cấp tín dụng mà Công ty A đã ký với ngân hàng của bạn, ghi rõ hạn mức mà chi nhánh được quyền rút vốn, thời hạn rút vốn, mục đích rút vốn. 

    - Đối với cách 2: GUQ cần ghi hạn mức tín dụng mà Công ty A ủy quyền cho Chi Nhánh B; mục đích sử dụng vốn.

    Ngoài ra, trong cả hai trường hợp trên bạn cần đảm bảo rằng người ký giấy ủy quyền có đầy đủ thẩm quyền để đối với nội dung ủy quyền đó.

    Luật sư Phùng Thanh Sơn (ĐT: 094 6969457)

    Công ty Luật TNHH Thế Giới Luật Pháp

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BESTLAWYER vì bài viết hữu ích
    THO100 (08/07/2014)
  • #332256   08/07/2014

    THO100
    THO100

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Em rất cám ơn lời khuyên quý báu của quý luật sư. Xin chân thành cám ơn.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com