Vi phạm hành chính Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Chủ đề   RSS   
  • #313779 13/03/2014

    hai.den.39

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vi phạm hành chính Hộ Kinh Doanh Cá Thể

    Chào Anh,Chị,

    Em có 1 vài thắc mắc như sau nhờ anh chị tư vấn giúp:

    1. Những cơ quan chức năng nào có quyền kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh cá thể ngành nghề: trò chơi điện tử sau 10h đêm đến 8h sáng.

    2.Quy trình của cơ quan khi kiểm tra thực hiện ra sao.

    3. Quyền và trách nhiệm của hộ kinh doanh đó khi bị kiểm tra.

    Mong anh chị tư vấn cụ thể giúp em (nếu có nghị định hay công văn cho e xin cái đường link). Em xin cảm ơn rất nhiều

     
    9490 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #314108   15/03/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

    -  Theo quy định tại tiết g, khoản 3, Điều 69 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hoạt đông kinh doanh trò chơi điện tử ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; và đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng (khoản 4, Điều 69 Nghị định này);

    -  Với mức xử phạt như vậy, theo quy định tại Điều 95, Nghị định 174/2013/NĐ-CP thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt bao gồm: (i) Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông; (ii) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Thông tin và Truyền thông; (iii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; (iv) Trưởng Công an cấp xã (nếu phạt tiền dưới 5.000.000đ); (v) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.

    2.Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

    Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo trình tự, thủ tục chung được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, theo đó, cơ quan xử phạt sẽ:

    - Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (kinh doanh ngoài thời gian quy định) theo Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

    -  Với mức phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ buộc phải lập thành biên bản, theo đó: “Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

    Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.” (Điều 55, Luật Xử lý vi phạm hành chính).

    Theo quy định tại Điều 58, Luật Xử lý vi phạm hành chính: “Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.”

    3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính

    Tổ chức, cá nhân bi xử phạt có trách nhiệm giải trình về hành vi vi phạm, ký xác nhận và thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng pháp luật: “Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

    Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.”

    Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm nhận thấy quyết định xử phạt vi phạm hành chính là trái luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể khiếu nại quyết định hành chính lên thủ trưởng cơ quan đơn vị ra quyết định hoặc khởi kiện lên Tòa án cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

    4. Cơ sở pháp lý

    -  Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;

    -  Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy cập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

    -   Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

    -   Luật Tố tụng hành chính năm 2010.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, bạn có thể điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Trân trọng./.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #314147   16/03/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

    -   Theo quy định tại tiết g, khoản 3, Điều 69 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hoạt đông kinh doanh trò chơi điện tử ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; và đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng (khoản 4, Điều 69 Nghị định này);

    -   Với mức xử phạt như vậy, theo quy định tại Điều 95, Nghị định 174/2013/NĐ-CP thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt bao gồm:

    + Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông;

    + Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Thông tin và Truyền thông;

    + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên;

    + Trưởng Công an cấp xã (nếu phạt tiền dưới 5.000.000đ);

    + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.

    2.Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

    Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo trình tự, thủ tục chung được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, theo đó, cơ quan xử phạt sẽ:

    - Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (kinh doanh ngoài thời gian quy định) theo Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

    - Với mức phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ buộc phải lập thành biên bản, theo đó: “Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

    Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.” (Điều 55, Luật Xử lý vi phạm hành chính).

    Theo quy định tại Điều 58, Luật Xử lý vi phạm hành chính: “Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.”

    3.      Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính

    Tổ chức, cá nhân bi xử phạt có trách nhiệm giải trình về hành vi vi phạm, ký xác nhận và thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng pháp luật: “Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

    Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.”

    Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm nhận thấy quyết định xử phạt vi phạm hành chính là trái luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể khiếu nại quyết định hành chính lên thủ trưởng cơ quan đơn vị ra quyết định hoặc khởi kiện lên Tòa án cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

    4. Cơ sở pháp lý: 

    Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;

    Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy cập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

    Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

    Luật Tố tụng hành chính năm 2010.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, bạn có thể điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Trân trọng./.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net