Tranh chấp tài sản nhà cửa..

Chủ đề   RSS   
  • #300552 03/12/2013

    mitdaita

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp tài sản nhà cửa..

    Tôi xin gửi lời chào đến hội Luật sư Vn trên Dân Luật... Tôi có mấy điều muốn biết. Hiện tại tôi là thứ 3 trông gd 7 ng con đang sống trong 1 ngôi nhà kế bên nhà Ba Má chung 1 khuôn viêng chung 1 lối đi chung 1 sổ đỏ .thời gian Má tôi mất , sao đó Ba tôi mất nhưng trước khi Ba tôi chết nhưng không biết có để lại di chúc k?? giờ hiện tại ngôi nhà ng em thứ7 và 8 đang trông coi.... và không cho vao nhà đó...giống như muốn chiếm đoạt toàn bộ... Hỏi: 1- giờ tôi muốn biết di chúc đó có hay không vì không thấy công bố..nếu có làm cách nào để công bố cho mấy anh em biết... 2- di chúc có thời hạn hiệu lực hay không sau bao lâu k công bố..hay la vô thời hạn... 3- di chúc như thế nào là hợp lệ.... 4- tôi có nghe nói nếu tài sản của 2 vo chong thi tai san chia lam 2 50./50 ...khi Má tôi mất nếu k có dể di chúc cho Ba toi hay con cái . Vd khi Ba toi mất de lai toàn bộ gia tai cho ng em thu 7 thì có phải là 50% của Ba thôi đúng không?còn 50% cua má tôi là có phải chia 6 anh e con lai đúng k? 5-nếu là vậy thì 6 anh em con lại làm thế nào để dc 50 % đó... Mong Hội Luật sư tư vấn giúp ...

     
    5334 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #300728   04/12/2013

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với những thông tin bạn nêu Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Về nguyên tắc bạn hiểu như vậy là chính xác vì tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ba, má bạn là tài sản chung của vợ chồng. Ba, má bạn có quyền và nghĩa vụ ngang bằng nhau đối với khối tài sản chung, nếu chia mỗi người sẽ được 1/2 tổng số tài sản.

    Như thông tin bạn nêu thì việc Ba, má bạn có để lại di chúc khi qua đời hay không anh em bạn cũng không biết, nếu có di chúc các anh chị em của bạn đã phải thực hiện việc công bố di chúc hoặc nhờ một cơ quan tổ chức công bố nội dung di chúc và thực hiện việc khai nhận theo quy định chung.

    Trong phần thông tin bạn nêu cũng không cung cấp rõ Ba, má bạn đã mất được bao nhiêu thời gian, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì thời hạn để phân chia di sản thừa kế và tranh chấp về di sản thừa kế là 10 năm. Trường hợp hết 10 năm mà khối di sản đó chưa được chia thì khi phân chia sẽ áp dụng quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

    Rất tiếc những thông tin bạn cung cấp chưa thực sự chi tiết và đầy đủ nên Luật sư chỉ có thể tư vấn cho bạn những nội dung cơ bản nhất.

    Chúc bạn khỏe và thành công!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #300731   04/12/2013

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn về từng vấn đề cụ thể như sau: 

    1. Để biết được rằng sau khi ba bạn mất đi có để lại di chúc hay không bạn có thể yêu cầu những người đang quản lý di sản cung cấp thông tin, nếu cố tình không cung cấp, bạn có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật. Thẩm quyền tòa án sẽ được tư vấn như phần 5 dưới đây.

    2. Pháp luật không quy định thời hạn có hiệu lực của di chúc nhưng có quy định về thời hiệu khởi kiện chia tài sản thừa kế là 10 năm kể từ ngày người để lại di sản chết (thời điểm mở thừa kế), như vậy, dù có di chúc hay không có di chúc, trong thời hạn 10 năm các đồng thừa kế không thực hiện khởi kiện thì sau thời hạn 10 năm sẽ không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế trừ trường hợp tất cả các đồng thừa kế có thỏa thuận với nhau thừa nhận di sản chưa chia và là tài sản chung của các đồng thừa kế.

    3. Di chúc được coi là hợp lệ, hợp pháp khi đáp ứng được các quy định tại điều 652 của bộ luật Dân sự:

    "Ðiều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".

    4. Nếu khối tài sản là tài sản chung của ba và má bạn thì khi má bạn mất không để lại di chúc, 50% khối tài sản đó trở thành di sản thừa kế và được chia theo pháp luật, mỗi đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm cha, mẹ, chồng, con là những người đang còn sống) sẽ được chia đều.

    Ba bạn mất đi không để lại di chúc thì việc chia di sản cũng như vậy.

    Trường hợp ba bạn mất có để lại di chúc và di chúc đó hợp pháp thì tài sản được chia theo di chúc.

    Tuy nhiên, xin lưu ý trường hợp những người vẫn được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, bao gồm: cha, mẹ, vợ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động thì những người này được hưởng 2/3 kỷ phần thừa kế theo pháp luật.

    5. Cách thức để được hưởng di sản thừa kế: nếu các đồng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thì một trong các bên có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi có tài sản để chia, nếu một trong các đồng thừa kế hoặc tài sản thừa kế ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân cấp tỉnh nơi có tài sản.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.

    Thân chúc bạn và gia đình sức khỏe, bình an.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
  • #301135   06/12/2013

    mitdaita
    mitdaita

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    cảm ơn 2 Luật sư đã có đọc qua phần thắc mắc của tôi...xin cam ơn rất  nhìêu .....

    về suy nghĩ thêm sẽ nhờ Ls tư vấn thêm....

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net