Tranh chấp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #368947 25/01/2015

    ngiabao1977

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp tài sản

    Chào các anh chị luật sư,

    Nhà tôi có 5 anh em, năm 2006 bố mẹ tôi mất để lại hai căn nhà đều không có sổ đỏ và không có di chúc. Hiện nay 1 căn nhà người anh cả đã tự ý làm sổ đỏ để ở nhưng chưa hỏi ý kiến anh em, 1 căn còn lại người em út chiếm lấy nhưng chưa làm sổ đỏ. Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này anh em còn lại chúng tôi có được giải quyết chia phần tài sản của bố mẹ để lại hay không? Và làm cách nào có thể chứng minh được căn nhà người anh cả đã làm sổ đỏ là của ba mẹ tôi trước khi mất. Xin tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.

     
    3462 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #369457   29/01/2015

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu bố mẹ mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế của bố mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005.

    Nếu đúng như bạn nêu: ""năm 2006 bố mẹ tôi mất", không rõ ngày tháng nào nhưng cũng đã sắp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế vì thời hiệu khởi kiện về thừa kế chỉ có 10 năm kể từ ngày người có tài sản mất theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2005: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế"   và ngay lúc này thì các bạn có quyền khởi kiện chia tài sản thừa kế của bố mẹ để lại.

    Còn vấn đề bạn hỏi: " làm cách nào có thể chứng minh được căn nhà người anh cả đã làm sổ đỏ là của ba mẹ tôi trước khi mất": bạn cần làm rõ khi còn sống bố mẹ bạn có ở căn nhà đó không, của tổ tiên để lại hay các cụ mua của ai, khi nào...

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lượng

Thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0903 488 525