Chồng đòi giành quyền nuôi con sau ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #294488 31/10/2013

    tanavi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    Chồng đòi giành quyền nuôi con sau ly hôn

    Chào luật sư!

    Tôi và chồng tôi ly hôn từ 3 năm trước, chúng tôi có 1 con chung bây giờ bé đã 4 tuổi.

    Lúc ly hôn chồng tôi không giành quyền nuôi con. và tôi đã nuôi con tôi đến bây giờ

    Bây giờ chồng tôi đòi chứng minh tài chính để giành lại quyền nuôi con, luật sư cho tôi hỏi chồng tôi đòi giành quyền nuôi còn như vậy có đúng không? và tôi nghe nói là khi bé được 10 tuổi thì có quyền lựa chọn người nuôi dưỡng ( giữa bố và mẹ) như vậy có đúng không. Mong luật sư tư vấn gấp, xin cảm ơn!

     
    25932 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #294696   01/11/2013

    NguyenChiCong1966
    NguyenChiCong1966

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2012
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 521
    Cảm ơn: 48
    Được cảm ơn 51 lần


    Như vậy bạn đã nuôi con một mình được ba năm. Nay chồng bạn yêu cầu thay đổi người nuôi con.

    Muốn giành được quyền nuôi con anh ta phải chứng minh một số vấn đề cần thiết như: kinh tế của bạn không có đủ khả năng nuôi con,đạo đức phẩm chất của bạn không đủ tư cách để nuôi con, hoặc trong ba năm qua bạn đã không quan tâm đến con  mà bỏ mặc...v v. Nếu chứng minh được một trong các điều kiện đã nêu trên thì Tòa án có thể sẽ thay đổi người nuôi con để đảm bảo mọi mặt tốt nhất cho trẻ em.

    Luật cũng quy định khi trẻ đủ 9 năm tuổi thì tham khảo ý kiến cháu, tuy nhiên việc quyết định vẫn thuộc về Tòa án sau khi Tòa xem xét toàn diện các vấn đề khác bạn ạ.

    Tôi đã nhiều năm xét xử tại Tòa, tình huống bạn nêu cũng có xảy ra nhưng ít. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân anh ta đòi nuôi con nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenChiCong1966 vì bài viết hữu ích
    tanavi (05/11/2013)
  • #295388   04/11/2013

    tanavi
    tanavi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    trong ba năm đó chồng tôi không không phụ cấp cho con tôi về vật chất, tinh thần cũng vậy, lâu lâu chồng tôi có ghé thăm bé 1 tháng 1 lần. Chồng tôi la dân lao động phổ thông, còn tôi là giáo viên. gio chồng tôi nhờ chị chồng chứng minh thu nhập để giành lại quyền nuôi con, như vậy có đúng không. Dạo này chồng tôi hay ghé và đòi chở bé đi chơi tôi rất lo lắng, tôi có thể xin tòa hạn chế việc chồng tôi thăm con không. Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #300712   04/12/2013

    NguyenChiCong1966
    NguyenChiCong1966

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2012
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 521
    Cảm ơn: 48
    Được cảm ơn 51 lần


    xin lỗi bạn, thời gian này tôi bận quá không tham gia diễn đàn, bạn ở đâu, có rảnh gặp nói chuyện được không? Tôi đang làm việc tại Thành phố HCM. Có thể tôi sẽ giúp bạn được j đó. Số ĐT của tôi là: 0906166778.

     
    Báo quản trị |  
  • #300713   04/12/2013

    NguyenChiCong1966
    NguyenChiCong1966

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2012
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 521
    Cảm ơn: 48
    Được cảm ơn 51 lần


    Xin lỗi bạn, thời gian này tôi bận quá không tham gia diễn đàn, bạn ở đâu, có rảnh gặp nói chuyện được không? Tôi đang làm việc tại Thành phố HCM. Có thể tôi sẽ giúp bạn được j đó. Số ĐT của tôi là: 0905155778.

     
    Báo quản trị |  
  • #363339   18/12/2014

    Chanshiyun
    Chanshiyun

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi muốn giành lại quyền nuôi con

    Tôi và chồng ly thân nên tôi đưa con về bên ngoại ở Nam Định sinh sống. Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn tôi gửi con cho mẹ tôi trông để đi nước ngoài, trong thời gian tôi đi xa chồng tôi lên đón con về ở Hà tây nuôi và xin ly hôn vắng mặt ,con tôi vẫn ở với bố. Tôi có gọi điện về hỏi thăm con nhưng chồng tôi không nghe máy không cho tôi trò chuyện với con nên con tôi hiện giờ không nhớ mẹ là ai vì cháu mới 3 tuổi , con tôi bị bỏng ở hai bàn tay rất nặng chồng tôi cũng không hề báo cho tôi biết nên hiện tại tôi muốn đòi lại quyền nuôi con nhưng không biết nên làm thế nào để có lợi thế hơn . Hiện tôi là giáo viên mầm non trên hà nội nhưng chưa có nhà riêng. Chồng tôi làm nghế sửa chữa xe máy thuê cửa hàng ngoài hà nội, con tôi đều do bà nội chăm. Xin luật sư tư vấn giúp tôi
     
    Báo quản trị |  
  • #363363   18/12/2014

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Chào bạn, theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì về nguyên tắc con dưới 3 tuổi sẽ do mẹ nuôi. Trường hợp con từ 3-9 tuổi nếu bạn muốn nuôi con mà hiện con đang ở với bà nội thì bạn cần chứng minh khả năng tài chính của bạn là hơn hẳn, bạn sẽ có điều kiện nuôi và chăm sóc con tốt hơn. Hơn nữa bạn lại là giáo viên mầm non bạn có kỹ năng nuôi dạy trẻ, và con cần có bàn tay chăm sóc của mẹ hơn là bà hoặc bố cháu đều không thể bằng. Nói tóm lại bạn cần chứng minh trước toà bạn có lợi thế hơn về kinh tế và cả về tinh thần, với vai trò là mẹ cháu bé, toà án sẽ xem xét và cân nhắc để đưa ra quyết định tốt nhất cho đứa trẻ bạn nhé.

    Trân trọng.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #363365   18/12/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

     Theo quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi ngườitrực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên”.

    Như vậy, nếu bạn thấy con bạn sông chung với bố không được đảm bảo các quyền lợi về mọi mặt thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con đến Tòa án nhân dân nơi chồng cũ của bạn cư trú.

    Để giành được quyền nuôi con bạn phải chứng minh được khi con chung ở với bạn sẽ được đảm bảo quyền lợi về mọi mặt hơn ở với bố. Bạn cần chứng minh mức thu nhập của mình ổn định, có nhiều thời gian chăm sóc con hơn chồng, chứng minh có đủ điều kiện cho con học tập vui chơi, có tài sản đảm bảo các quyền lợi tốt nhất cho con. Có thể đưa ra việc khi chồng cũ của bạn nuôi con không cho bạn thăm con, chăm sóc con... và chồng bạn cũng không có điều kiện trực tiếp chăm con để con cho bà nội chăm sóc, hoặc trong thời gian chăm con chồng bạn để con bị bỏng nặng...

    Tuy nhiên, việc bạn chưa có chỗ ở ổn định cũng là một điều  bất lợi, Vì vậy, nếu có thể khi bạn có nhà ổn định thì yêu cầu nuôi con sau cũng được, trong thời gian đó bạn đến thăm con thường xuyên để nuôi dưỡng tình cảm với con.

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #363362   18/12/2014

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định tại Điều 93, Luật hôn nhân và gia đình thì chồng bạn có quyền khởi kiện tới tòa án để yêu cầu thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn. Nay con bạn đã đủ 3 tuổi rồi nên chồng bạn có quyền căn cứ vào quy định trên của luật hôn nhân và gia đình và bộ luật dân sự để khởi kiện, yêu cầu thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, tòa án có chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chồng bạn hay không lại là chuyện khác.

    2. Theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tòa án sẽ giao con cho một bên nuôi nếu có căn cứ xác định việc giao con cho người đó sẽ đảm bảo cho con phát triển tốt về tình thần, thể chất và điều kiện học tập. Vì vậy, khi có tranh chấp về quyền nuôi con thì bạn phải xuất trình tài liệu chứng cứ chứng minh về điều kiện sống, thời gian, thu nhập, tâm lý... của bạn tốt hơn chồng bạn, đảm bảo cho con bạn sống với bạn sẽ phát triển thể chất, tinh thần, điều kiện học tập tốt hơn là sống với chồng bạn. Chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong suốt thời gian qua, học vấn, trình độ tâm lý ... kém hơn bạn cũng là lợi thế của bạn khi giành quyền nuôi con.

    3. Theo quy định pháp luật thì khi tranh chấp về quyền nuôi con mà con từ 9 tuổi trở lên thì tòa án phải hỏi ý kiến của con trước khi quyết định giao con cho một bên nuôi. Tuy nhiên, chỉ là "hỏi" chứ không phải là "theo" ý kiến của con. Vì vậy, quyết định cuối cùng vẫn là tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật.

    4. Việc chăm sóc, thăm nuôi con được luật hôn nhân và gia đình quy định và được ghi nhận tại quyết định, bản án ly hôn của vợ chồng bạn do vậy bạn phải thực hiện theo nội dung bản án, quyết định đó chứ không thể hạn chế được.

    5. Nếu chồng bạn "bắt cóc" con bạn đề giành quyền nuôi con thì rất khó để đòi lại. Về lý thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ đòi con lại cho bạn nhưng thực tế không mấy khi cơ quan thi hành án bắt con của chồng để giao cho vợ và ngược lại. Vì vậy, bạn nên thận trọng trong việc này, tránh ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của con bạn.

    Bạn tham khảo quy định sau đấy của luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật này có hiệu lực tới ngày 01/01/2015: 

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên."

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: