Thừa kế theo pháp luật...lắm chuyện phiền phức!

Chủ đề   RSS   
  • #197312 28/06/2012

    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Thừa kế theo pháp luật...lắm chuyện phiền phức!

    Kính chào diễn đàn, tôi một vấn đề trong gia đình nhưng đến nay vẫn chưa có cách giải quyết, kính mong các chuyên gia tư vấn. Do không tiện nêu tên các nhân vật trong gia đình nên tôi xin mạo muội đặt các tên các nhân vật theo ký tự A,B,C...

    Số là, ông A và bà B là 02 vợ chồng, trong quá trình hôn nhân có mua miếng đất vào năm 2000 nhưng chỉ có một mình bà A đứng tên (mua thì ông B đang đi công tác xa và đồng ý cho bà A mua đất, đứng tên). Đến năm 2001 thì ông B mất, ông A và bà B có 01 đứa con tên là C; ba mẹ bà B đã mất; ông B mất ba nhưng còn bà mẹ tên là D. Khi ông A mất, bà B không có khai trình di sản thừa kế. Đến năm 2011 thì bà D mất, lúc này bà B vẫn không khai di sản thừa kế. Tuy nhiên, đến năm 2012, bà B có nhu cầu bán miếng đất đó, khi ra công chứng thì công chứng viên yêu cầu về địa phương khai di sản thừa kế gồm bà B, con bà B là C và các con của bà D (mẹ chồng của bà B) là ông E, bà F, ông G và bà H. Sự việc trở nên rắc rối vì bà B không đồng ý cho các ông bà E, F, G, H hưởng di sản thừa kế vì cho rằng các ông bà này không có công sức gì nhưng muốn bán được đất thì phải gặp các ông bà này để yêu cầu đến phòng công chứng khai di sản và hiện tại các ông bà E, F, G, H đã lớn tuổi và không rõ địa chỉ đang ở đâu. Vậy là vụ việc mua bán đi vào bế tắc.

    Vấn đề đặt ra là:

    - Không lẽ suốt đời bà B không bán được nhà (là tài sản chung của vợ chồng) vì không khai được di sản thừa kế. Nếu chờ các người này chết hết thì lại phát sinh thừa kế tiếp tục.

    - Nếu đem vụ việc ra Tòa thì cũng không ổn vì các ông bà E, F, G, H mỗi người một nơi, không rõ địa chỉ...nên bắt buộc phải tìm được để cung cấp cho Tòa.

    - Hiện nay, một trong số người đó đã giá yếu có biểu hiện mất năng lực hành vi dân sự thì không lẽ phải chờ Tòa án giải quyết tuyên bố mất năng lực hành vi rồi mới có người giám hộ thay thế để kê khai di sản hoặc ra Tòa giải quyết chia thừa kế.

    Nói tóm lại là chỉ khi nào bà B làm giả giấy tờ thì mới có thể bán được căn nhà còn nếu không thì rất phiền phức.

    Như vậy, pháp luật thừa kế của nước Việt Nam phải chăng có điều bất cập. Kính mong các chuyên gia có ý kiến về vấn đê này. Xin chân thành cảm ơn.

     
    4236 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977