Thừa kế nhà ở?

Chủ đề   RSS   
  • #312692 06/03/2014

    goblin

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế nhà ở?

    Xin chào luật sư, 

    Tôi là Việt kiều sống tại Campuchia, ba mẹ tôi có để lại di chúc cho tôi căn nhà. Vậy tôi có được đứng tên nhà mà cha mẹ để lại hay chỉ được quyền thừa kế mà thôi? Nếu được đứng tên nhà ở thủ tục làm giấy tờ như thế nào? Xin luật sư hướng dẫn.

    Xin cám ơn luật sư!

    Where there is a will, there is a way

    Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường

     
    5253 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #312849   07/03/2014

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Liên quan tới thông tin và câu hỏi của bạn, căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự, Luật đất đai và Luật nhà ở Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Trước hết dù bạn còn hoặc không còn quốc tịch Việt Nam thì theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 bạn vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ba mẹ bạn.

    Thứ hai về việc bạn được hưởng khối di sản này như thế nào?

    Về nguyên tắc nếu bạn không còn quốc tịch Việt Nam thì bạn chỉ có thể thụ hướng di sản thừa kế của ba mẹ bạn bằng giá trị hiện nếu trong khối tài sản đó có cả quyền sử dụng đất vì Luật Đất đai năm 2003 quy định đất đai là công thổ quốc gia và thuộc quyền sở hữu toàn dân Nhà nước là người đại diện quản lý cũng như giao quyền sử dụng cho cá nhân, hộ gia đình và tố chức. Các cá nhân ở đây là công dân Việt Nam - người mang quốc tịch Việt Nam.

    Tuy nhiên nếu khối di sản thừa kế của ba mẹ bạn chỉ là căn nhà - thì theo quy định của Luật Nhà ở năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 90/2006/NĐ- CP.... thì người nước ngoài được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam nếu có đầy đủ các điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 19/2008/QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo nghị quyết thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được Quyền thừa kế ngôi nhà bằng di chúc của người để lại di sản, hình thức di chúc gồm:

    Di chúc bằng miệng;

    Di chúc bằng văn bản, gồm: Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    Khi bạn có di chúc của ba mẹ bạn, bạn phải thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế theo quy định chung.

    Sau khi thực hiện việc khai nhận xong bạn có quyền đăng ký quyền sở hữu ngôi nhà theo quy định sau:

    Tại điều 8 và Điều 11 Nghị định số 88/2009/NĐ- CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND tỉnh nơi có căn nhà đó. Đối với trường hợp của bạn thì thời thực hiện việc Cấp giấy chứng nhận là không quá 30 ngày làm việc.

    Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật sư cho trường hợp của bạn.

    Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #312852   07/03/2014

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    Theo luật thì ông/bà không thể đứng tên trên giấy chứng nhận. Tuy nhiên ông/bà vẫn có thể sử dụng sau khi làm thủ tục kê khai di sản thừa kế theo di chúc

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #313222   10/03/2014

    CIS.LawFirm
    CIS.LawFirm

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 294
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 97 lần


    Với câu hỏi của bạn, Luật sư Công ty Luật CIS trả lời như sau:

    Thứ nhất, Theo quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở (đã được sửa đổi, bổ sung) về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cụ thể như sau:

    “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

    a) Người có quốc tịch Việt Nam;

    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

    Như vậy, nếu bạn thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định trên thì bạn được quyền đứng tên quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp bạn không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở thì chỉ được hưởng giá trị của ngôi nhà là di sản thừa kế khi di chúc có hiệu lực.

    Ngoài ra, Điều 66, 67 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết các giấy tờ chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà Việt Nam và giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bạn có thể xem cụ thể các quy định trong văn bản để biết mình đã có đủ giấy tờ chứng minh chưa.

    Thứ hai, để tiến hành thủ tục đứng tên nhà ở thì bạn phải có giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên, sau đó thực hiện thủ tục mở thừa kế và kê khai di sản thừa kế với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

    Hi vọng câu trả lời trên giải đáp được thắc mắc của bạn. Trong trường hợp cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi.

    LS. CIS Law Firm

    Công ty Luật hợp danh C I S - ĐT 3911 8581 - www.cis.vn

    76 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Tp.HCM

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn CIS.LawFirm vì bài viết hữu ích
    nguyenthihongha1988 (11/03/2014) LeHongNgoc2202 (12/03/2014) goblin (13/03/2014) huongnlq10501 (16/03/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281