Phân chia tài sản và quyền lợi nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #445683 22/01/2017

    tranhieuhuong12

    Sơ sinh

    Thị xã Lai Châu, Điện Biên, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2016
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Phân chia tài sản và quyền lợi nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?

    Vợ chồng tôi lấy nhau được 11 năm và đã có với nhau 2 con trai. Cháu lớn 10 tuổi, cháu bé 4 tuổi. Chồng tôi có tính trăng hoa, lô đề. Đã nhiều lần tôi bỏ qua vì nghĩ đến hai đứa con. Nhưng nửa năm trở lại đây chồng tôi vẫn tiếp tục tái phạm, và không đưa tiền để tôi nuôi con. Nay tôi muốn ly hôn và tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi về quyền nuôi các con tôi và tài sản có được chia thành 4 phần không ạ?. Lúc trước chồng tôi có nói nếu ly hôn thì chồng tôi sẽ giành nuôi cháu lớn rồi gửi về cho ông nội nuôi cháu (Ông nội cháu hiện đang sống với bà kế). Tôi nên làm thế nào mới thuận tình hợp lý ạ

     
    8308 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445822   03/02/2017

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Về việc nuôi con, vấn đề quan trọng nhất là phải xác định quyền lợi mọi mặt của con từ cuộc sống kinh tế đến văn hóa, đời sống hằng ngày, học tập sao cho con tốt nhất. Con chung nên việc giao cho vợ, chồng mỗi người nuôi một cháu là phù hợp, tuy nhiên vẫn cần phải hỏi ý kiến con (từ 7 tuổi trở lên), nếu chồng bạn không trực tiếp nuôi con có thể đời sống của con sẽ không được bảo đảm, khi đó bạn có thể yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Về tài sản nguyên tắc của ai người ấy được nhận do đó nếu con bạn có tài sản thì sẽ được tài sản trừ phí vợ chồng bạn cho, do đó không xác định được là chia 4 hay 3 và cụ thể là tài sản gì bạn cũng không nói nên ls không thể tư vấn sát thực tế vấn đề cho bạn.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #446210   10/02/2017

    Hai cháu thường thì tòa xử mỗi người nuôi một (trừ trường hợp trên 7 tuổi cả hai đồng ý ở với mẹ), tài sản thì theo nguyên tắc chia đôi tài sản chung, có cân nhắc công sức tạo lập. Nếu bạn tạo lập nhiều hơn thì đưa ra chứng cứ chứng mình đề nghị tòa chia cho mình nhiều hơn, nếu có tài sản riêng thì chứng minh đó là tài sản riêng (có thể do được tặng cho thừa kế riêng..). Các con không có công sức tạo lập nên không được quyền chia tài sản trong khối tài sản chung của bố mẹ. Chỉ giải quyết vấn đề cấp dưỡng dựa trên yêu cầu của hai bên. Thân !

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #447090   20/02/2017

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Trả lời:

    Chào bạn,

    Thứ nhất về vấn đề quyền và nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn

    Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. ”

    Từ những quy định trên, có thể rút ra một số điều:

    -Nguyên tắc chung khi giải quyết ly hôn là ưu tiên sự thỏa thuận một cách tự nguyện của các cặp vợ chồng khi có yêu cầu ly hôn.

    - Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau:

    + Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

    + Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

    + Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

    Như vậy, trong trường hợp của bạn các con đều trên 36 tháng nên nếu 2 vợ chồng đều có đủ điều kiện nuôi con thường thì tòa sẽ giao cho mỗi người nuôi 1 cháu, còn nếu chồng bạn không đủ điều kiện để nuôi cháu theo những tiêu chí ở trên thì 2 cháu sẽ đều do bạn nuôi, tuy nhiên 2 cháu đều trên 7 tuổi nên phải hỏi nguyện vọng của cả 2 cháu, nếu cháu có nguyện vọng ở với bạn thì bạn sẽ có quyền nuôi trực tiếp cả 2 cháu.

     Người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng, và quyên thăm nom con theo quy định tại diều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

    Thứ hai về vấn đề chia tài sản chung sau khi ly hôn

    Nguyên tắc được ưu tiên khi chia tài sản sau khi ly hôn là sự thỏa thuận của 2 vợ chồng, nếu 2 vợ chồng bạn thỏa thuận chia tài sản làm 4 phần thì thỏa thuận đó sẽ được tòa án tôn trọng. Còn nếu bạn không thỏa thuận được với chồng thì theo quy định luật Hôn nhân và gia đình quy định:

    “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.''

    Trân trọng,

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com