Năm 2013 tôi có mua một công đất của bà Tư bằng 2,5 cây vàng (hai cây rưỡi vàng) . Bà Tư có viết giấy tay ( tức là tờ giấy thừa nhận bà Tư có bán đất cho tôi, có chữ ký giữa hai bên: người bán và người mua, nhưng không có chữ ký của chính quyền địa phương). Là bà con thân tộc trong nhà, nên tôi tin tưởng, đưa một lượt đầy đủ số vàng cho bà Tư.
Một thời gian sau, tôi yêu cầu bà Tư cùng tôi đi đến cơ quan địa chính ở xã để làm hợp đồng mua bán đất hợp lệ theo quy định của pháp luật và để pháp luật cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi. Nhưng tôi pháp hiện, bà Tư không có giấy chứng nhận quyền sử dụng công đất đó.
Được biết, trước đó bà Tư mua công đất của ông Minh. Hiện tại thì giấy chứng nhận quyền sử dụng công đất đó đã được ông Minh vay ở ngân hàng. Nghĩa là công đất đó, vẫn còn thuộc quyền sở hữu của ông Minh.
Vậy luật sư cho tôi hỏi:
+Với tờ giấy tay như thế, liệu có giá trị pháp lí hay không? Có được pháp luật công nhận là hợp đồng mua bán đất hay không? Hay tôi phải mất cả tiền lẫn đất - nhận lại sự trắng tay?
+Bây giờ bà Tư muốn chuộc lại đất và tôi cũng đồng ý cho bà chuộc lại số đất nói trên. Nhưng bà Tư chỉ chuộc lại với giá 2,5 cây vàng như lúc bán năm 2013 chứ không bằng giá cả thị trường hiện nay. Như vậy, tôi phải chịu một khoản lỗ rất lớn, tôi không thể nào đồng ý. Việc tôi làm vậy, là đúng hay sai? Tôi cho bà chuộc, nhưng với điều kiện, phải bằng giá hiện hành. Còn bà thì nhất định, chuộc với giá hồi xưa.
+Cứ day dưa thế mãi, rồi vàng, rồi đất, rồi sẽ được pháp luật xử lí ra sao? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi đây sẽ thuộc về ai? Ông Minh đã bán cho bà Tư (ông nhận tiền nhưng không tách bộ cho bà), bà Tư lại bán cho tôi (nhận tiền, viết giấy tay và không tách bộ).
Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi có rất nhiều câu hỏi như thế, đó là nỗi lòng hết sức bâng khuâng của một người nông dân dành dụm đồng tiền mồ hôi nước mắt từng ngày từng năm để được mua đất. Và rồi giờ đây, vướng mắc tranh chấp như vậy, thật lo lắng khôn tả.
Thân!