Lập doanh nghiệp XNK( để kinh doanh thương mại), phải cọc 200.000usd ạ?

Chủ đề   RSS   
  • #353160 30/10/2014

    pvtuan1201

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Lập doanh nghiệp XNK( để kinh doanh thương mại), phải cọc 200.000usd ạ?

    Em xin chào các luật sư, các bác, các anh em đã có kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp XnK? em đang muốn thành lập doanh nghiệp XNK ( mô hình dinh doanh thương mại) mà đọc thông tư thì ghi rõ là yêu cầu phải có khoản tiền cọc 200.000usd ngoài số vốn chủ sở hữu ạ? có cách nào không phải đóng mà vẫn thành lập được doanh nghiệp xuất nhập khẩu để kinh doanh không ạ( em muốn nhập khẩu hàng tiêu dùng ở Nga về để phân phối ạ). Kính mong các luật sư và các bác có kinh nghiệm tư vấn cho em?

    Em xin chân thành cảm ơn!

    Cập nhật bởi pvtuan1201 ngày 29/10/2014 11:55:30 CH
     
    4381 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #353395   31/10/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Thực chất Xuất nhập khẩu là quyền của Doanh nghiệp điều này được quy định trong Luật Doanh nghiêp, tuy nhiên khi mã hóa ngành nghề kinh tế cũng có quy định thêm về mã ngành xuất nhập khẩu, điều đó cho thấy nếu bạn không đăng ký việc xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp vẫn có quyền này. Tuy nhiên khi thực hiện việc xuất nhập khẩu với các sản phẩm khác nhau thì lại phải tuân thủ một số quy định cụ thể, trường hợp của bạn tôi cũng chưa rõ lắm, bạn cung cấp thông tin về Thông tư mà bạn đã đọc để được các luật sư tư vấn thêm

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    pvtuan1201 (31/10/2014)
  • #353611   31/10/2014

    pvtuan1201
    pvtuan1201

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ em chào Luật sư.

    Em đã đọc dược thông tin tại đây ạ: 

    BỘ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ----------

    Số: 296 TMDL/XNK

    Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 1992

     

    QUY ĐỊNH

    VỀ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

    Căn cứ các điều 5,6,7 (chương III) Nghị định số 114/HDBT ngày 7 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu, nhập khẩu: Bộ thương mại và du lịch quy định việc cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:

    Điều 1

    Kinh doanh xuất nhập khẩu được hiểu là giao dịch, kết và thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ với bạn hàng nước ngoài.

    Điều 2

    Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại và du lịch cấp. Các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu được phép thành hai loại:

    - Loại doanh nghiệp sản xuất

    - Loại doanh nghiệp kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp chuyên buôn bán, chuyên làm dịch vụ (như du lịch, giao nhận, vận chuyển... hoặc vừa buôn bán vừa sản xuất).

    Điều 3

    Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu quy định như sau:

    1. Doanh nghiệp được thành lập theo đúng Luật pháp (doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Nghị định 388/HDBT ngày 20-11-1991; công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo luật công ty; doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo luật doanh nghiệp tư nhân).

    2. Kinh doanh xuất nhập khẩu theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp.

    3. Cam kết kinh doanh theo đúng luật pháp Việt Nam các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và phù hợp với tập quán thương mại quốc tế.

    4. Điều kiện về vốn:

    a) Đối với các doanh nghiệp sản xuất chỉ cần có đủ ba điều kiện 1,2 và 3 thuộc Điều 3.

    b) Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, ngoài ba điều kiện nói trên, phải có vốn lưu động trong vốn pháp định (không kể vốn vay) tối thiểu bằng tiền Việt Nam và hoặc ngoại tệ tương đương 200000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu.

    Điều 4

    Phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu của từng loại doanh nghiệp được quy định như sau:

    1. Các doanh nghiệp sản xuất có hàng xuất khẩu, không phân biệt thành phần kinh tế, không kể kim ngạch xuất khẩu nhiều hay ít, được xuất khẩu các sản phẩm do mình tự sản xuất ra, được nhập khẩu các sản phẩm do mình tự sản xuất ra, được nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ trực tiếp cho sản xuất của doanh nghiệp mình. 2. Các doanh nghiệp kinh doanh được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Điều 5

    Thủ tục cấp giấy kinh doanh xuất nhập khẩu:

    1. Các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu gửi về Bộ thương mại và du lịch (Vụ quản lý xuất nhập khẩu) một bộ hồ sơ gồm:

    1.1. Đơn xin kinh doanh xuất nhập khẩu (theo mẫu định kèm).

    1.2. Giấy thành lập (bản sao có dấu công chứng)

    1.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có dấu công chứng).

    1.4. Đối với doanh nghiệp kinh doanh có thêm bản xác nhận về vốn theo quy định của luật pháp đối với từng loại doanh nghiệp.

    2. Trong thời hạn 3o ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ thương mại và du lịch có trách nhiệm hoặc giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản, lý do không chấp thuận.

    Điều 6

    Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:

    1. Các doanh nghiệp được cấp giấy phép phải nộp lệ phí 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam.

    2. Nộp lệ phí trước khi nhận giấy phép, nộp bằng tiền mặt, bằng séc hoặc bằng ủy nhiệm chi (tại thành phố Hồ Chí Minh tài khoản 01-2-432-0-350 Ngân hàng Ngoại thương thành Phố Hồ chí Minh. Tại Hà nội tài khoản 01-721-725 Ngân hàng Ngoại thương Hà nội).

    Điều 7

    Xử lý phi phạm:

    Bộ Thương mại và Du lịch áp dụng chế tài đối với các vi phạm như sau:

    1. Trường hợp phát hiện giả mạo giấy tờ để được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ bị thu hồi giấy phép.

    2. Trường hợp kinh doanh ngoài phạm vi được phép, không tuân thủ các quy định về kiểm tra, giám sát của Bộ thương mại và du lịch, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.. tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị đình chỉ có thời hạn việc kinh doanh hoặc thu hồi giấy phép.

    Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vi phạm các quy định nêu trong văn bản này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

     

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

    Em muốn thành lập doanh nghiệp để chuyên nhập khẩu các sản phẩm về mỹ phẩm và làm đẹp từ Nga và các nước.  Nhưng đọc thông tư thì thấy yêu cầu số vốn lưu động là 200.000usd. Vậy có cách nào để em vẫn có thể nhập khẩu mỹ phẩm về theo hình thức doanh nghiệp mà không phải chứng minh số tiền vốn lưu động kia không ạ.

    Rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư?

     
    Báo quản trị |  
  • #354648   06/11/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Văn bản này ban hành từ năm 1992 đến giờ không còn sử dụng nữa rồi nhé bạn.

    Hiện quy định về xuất nhập khẩu như Luật sư có nói thì áp dụng theo Luật xuất nhập khẩu và thủ tục thì xem tại Thông tư 128/2013/TT-BTC, với một số sản phẩm khi xuất khẩu có điều kệin thì xem tại văn bản chuyên ngành.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    pvtuan1201 (25/11/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com