Không trả nợ

Chủ đề   RSS   
  • #520031 04/06/2019

    Baphat2018

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Không trả nợ

    Xin chào luật sư! Cho em hỏi xíu ak nhà em có cho người khác vậy 100 triệu và cho thanh toán thành 3 lần! Lần đầu là 40 triệu và 2 lần tiếp theo mỗi lần 30 triệu và tiền lãi là 1%! Nhưng lần đầu đã quá hạn hơn 2 tháng rồi mà họ vẫn không trả! Vậy em kính mong luật sư tư vấn cho em nên giải quyết như thế nào ạ!
     
    2282 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Baphat2018 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520199   08/06/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 như sau:

    Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Đồng thời, bộ luật dân sự cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại Điều 466:

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, người vay tiền của nhà bạn có nghĩa vụ trả lại số tài sản vay cho gia đình bạn khi đã đến hạn. Nếu không thực hiện được theo đúng thỏa thuận thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và có thể sẽ bị tính lãi do nợ quá hạn.

    Về vấn đề truy cứu trách nhiệm Hình sự khi quá hạn không thực hiện trả nợ theo hợp đồng, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 hoặc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theeo Điều 174. Tuy nhiên, nếu người đi vay vẫn giữ liên lạc, hứa hẹn sẽ trả lại tài sản trong tương lai, không hề bỏ trốn hay không có dấu hiệu muốn chiếm đoạt khối tài sản này mà không trả lại cho gia đình bạn… thì tranh chấp giữa gia đình bạn và người vay tiền vẫn chỉ mang tính chất dân sự, và không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoàn 3, điều 25, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 t“tranh chấp về hợp đồng dân sự” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Do đó, bạn cần nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, cụ thể ở đây là Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2019) diepvu88 (10/06/2019)
  • #520415   10/06/2019

    diepvu88
    diepvu88

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2019
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    thanhtungrcc viết:

    Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 như sau:

    Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Đồng thời, bộ luật dân sự cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại Điều 466:

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, người vay tiền của nhà bạn có nghĩa vụ trả lại số tài sản vay cho gia đình bạn khi đã đến hạn. Nếu không thực hiện được theo đúng thỏa thuận thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và có thể sẽ bị tính lãi do nợ quá hạn.

    Về vấn đề truy cứu trách nhiệm Hình sự khi quá hạn không thực hiện trả nợ theo hợp đồng, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 hoặc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theeo Điều 174. Tuy nhiên, nếu người đi vay vẫn giữ liên lạc, hứa hẹn sẽ trả lại tài sản trong tương lai, không hề bỏ trốn hay không có dấu hiệu muốn chiếm đoạt khối tài sản này mà không trả lại cho gia đình bạn… thì tranh chấp giữa gia đình bạn và người vay tiền vẫn chỉ mang tính chất dân sự, và không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoàn 3, điều 25, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 t“tranh chấp về hợp đồng dân sự” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Do đó, bạn cần nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, cụ thể ở đây là Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    Mình cũng đang thắc mắc vấn đề này, cảm ơn luật sư đã giải đáp

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diepvu88 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;