"Khái niệm Hợp đồng, giao dịch"

Chủ đề   RSS   
  • #400841 29/09/2015

    tuan1251

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    "Khái niệm Hợp đồng, giao dịch"

    Xin chào luật sư,

    Tôi xin hỏi để làm rõ khái niệm về hợp đồng và giao dịch như sau:

    Căn cứ theo điều 86, luật doanh nghiệp quy định:

    Điều 86. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan

    1. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:

    a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

    Vậy trường hợp của công ty tôi, công ty mẹ, cùng công ty con cùng đầu tư vào một dự án, được hiểu là người có liên quan. Tuy nhiên giữa 2 công ty mẹ và con không có hợp đồng cùng đầu tư mà chỉ có thỏa thuận cùng góp vào một quỹ đầu tư chung (quỹ được thành lập theo quy định của pháp luật, đăng ký với UBCK, có chứng chỉ quỹ) thì trường hợp này (thỏa thuận này) có được coi là giao dịch không. Đề nghị Luật sự cho biết rõ hơn về khái niệm giao dịch và trường hợp này có phải áp dụng theo điều 86 không.

     

     
    32939 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #401350   03/10/2015

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Hợp đồng, giao dịch được hiểu theo quy định của Bộ luật Dân sự như sau:

    Điều 121. Giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

    b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

    2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

    Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

    2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Như vậy, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, ngoài hợp đồng ra còn có các thỏa thuận khác liên quan đến 1 hoặc nhiều bên và phát sinh quyền và nghĩa vụ của một hoặc nhiều bên đều được gọi là giao dịch dân sự

    Bạn có thể tham khảo thêm cho câu hỏi của mình

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #404476   29/10/2015

    Xin chào bạn! Về thắc mắc của bạn, Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 121 BLDS: "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự." Từ quy định này có thể thấy rằng hợp đồng là một loại giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng dân sự và hành vi pháp lý đơn phương.

    Về khái niệm hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 383 BLDS: "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Chẳng hạn: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng vay tài sản,..

    Còn khái niệm hành vi pháp lý đơn phương không được quy định rõ trong BLDS, tuy nhiên có thể hiểu hành vi pháp lý đơn phương là là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Thông thường, hành vị pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất,  ví dụ: lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế.

    ---------

    Trên đây là sự tư vấn của công ty chúng tôi nếu như cần tư vấn trực tiếp hay còn vấn đề thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0973.509.636. Trân trọng!

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com