Hợp đồng ủy thác và hợp đồng ủy quyền

Chủ đề   RSS   
  • #70001 23/11/2010

    nguyenduclam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Hợp đồng ủy thác và hợp đồng ủy quyền

    Xin Quý Luật sư cho biết hợp đồng ủy thác khác hợp đồng ủy quyền như thế nào? Trường hợp nào sử dụng hợp đồng ủy quyền và trường hợp nào sử dụng hợp đồng ủy thác.

    Hợp đồng ủy thác hoặc hợp đồng ủy quyền giữa các pháp nhân có cần công chứng (ví dụ công ty mẹ với công ty con trực thuộc) và hợp đồng ủy quyền giữa công ty mẹ với công ty con trực thuộc không cần công chứng được không?

    Và công ty mẹ có thể làm văn bản không phải là hợp đồng ủy quyền cho công ty con thực hiện công việc nào đó có được không?

    Tôi chân thành cám ơn. Trân trọng.

     
    80788 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #70172   24/11/2010

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Muốn biết về hợp đồng ủy thác và hợp đồng ủy quyền bạn có thể tự tham khảo trong Bộ luật dân sự 2005.


    Công ty mẹ và công ty con đều là những pháp nhân độc lập nên bình đẳng trong giao dịch và hợp đồng ko cần công chứng.

    Thân

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    viettech (16/06/2011)
  • #70438   25/11/2010

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Việc Ủy quyền có cách hiểu rất rộng: có thể là Ủy quyền thực hiện vụ việc dân sự (Ủy quyền dân sự) hoặc Ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân, giữa tổ chức, pháp nhân cho cá nhân trong thương mại... Tuy nhiên đối với việc Ủy thác, pháp luật chỉ quy định việc Ủy thác liên quan đến mua bán hàng hóa.

    Đối với câu hỏi của bạn, tôi chỉ xin đưa ra một số điểm khác nhau cơ bản trong Hợp đồng ủy quyền giữa pháp nhân với pháp nhân(Đại diện cho thương nhân - Điều 141 Luật Thương Mại) và Hợp đồng Ủy thác dưới góc độ thương Mại (Đ155- LTM) vì chỉ có loại hợp đồng ủy quyền loại này mới tương đối giống và cần so sánh với Hợp đồng ủy thác:

    1. Chủ thể:
    - Hợp đồng Ủy quyền (HĐ Ủy nhiệm/HĐ đại diện): Cả hai chủ thể: bên giao đại diện, ủy quyền và bên đại diện, nhận ủy quyền đều phải là thương nhân (có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với các công việc được ủy quyền)

    - Hợp đồng Ủy thác: Chỉ cần một bên (Bên nhận ủy thác) bắt buộc là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác. Còn Bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân

    2. Tư cách giao dịch với Bên thứ ba:
    - Hợp đồng ủy quyền: Bên nhận ủy quyền/bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của Bên ủy quyền/bên giao đại diện

    - Hợp đồng Ủy thác: Bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình mà không phải của bên ủy thác.

    3. Chế độ trách nhiệm với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại:
    - Hợp đồng Ủy quyền: Bên chịu trách nhiệm cuối cùng với Bên thứ ba là Bên Ủy quyền, bên giao đại diện

    - Hợp đồng Ủy thác: Bên nhận ủy thác/nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm đối với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng với bên đó. Bên ủy thác chịu trách nhiệm liên đới nếu có lỗi của mình.

    Ngoài ra, còn một số điểm khác nhau nữa giữa hai loại hợp đồng này, tuy nhiên mình không thấy nó điển hình lắm nên không nêu ra, để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo tại Luật thương mại 2005 nhé.

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    viettech (16/06/2011) pcmsb (26/08/2014)
  • #125945   25/08/2011

    gaconhaman17
    gaconhaman17

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi vậy Hợp đồng đại diện giữa thương nhân với thương nhân thì có cần công chứng, chứng thực không? Quy định tại điều khoản nào, luật nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #125986   25/08/2011

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Theo Luật thương mại thì hợp đồng này ko cần chứng thực

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #130635   14/09/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Việc ủy quyền được quy định tại chương VII BLDS, hợp đồng ủy quyền được quy định tại mục 12, chương XVIII Bộ luật dân sự. Còn Hợp đồng ủy thác được quy định tại Luật thương mại. Hai loại này có sự khác nhau về chủ thể, phạm vi, thủ tục và các trường hợp thực hiện.
    2. Việc hợp đồng có công chứng hay không không chỉ  phụ thuộc vào tư cách chủ thể mà còn phụ thuộc vào nội dung hợp đồng.
         Có một số trường hợp Hợp đồng bắt buộc phải có công chứng mới có giá trị pháp lý. Các trường hợp còn lại, nếu luật không quy định thì không cần công chứng vẫn có giá trị. Bạn có thể tham khảo các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng sau đây:
    - Hợp đồng mua bán nhà ở, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở (theo quy định tại Ðiều 450 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và điểm b, khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005).

    - Hợp đồng tặng cho nhà ở hoặc bất động sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, trừ bên tặng cho nhà ở là tổ chức (theo quy định tại khoản 1, Ðiều 467 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm d, khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005).

    - Hợp đồng thuê nhà ở từ 6 tháng trở lên, trừ trường hợp thuê nhà công vụ, thuê mua nhà ở xã hội và bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở (theo quy định tại Ðiều 492 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm b và c, khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005; khoản 4, Ðiều 62, Nghị định số 90/2006/NÐ-CP ngày 06-9-2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở).

    - Hợp đồng đổi, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở; theo quy định tại khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005.

    - Hợp đồng thế chấp nhà ở (theo quy định tại khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005).

    - Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (theo quy định tại khoản 1, Ðiều 689 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm b, khoản 1, Ðiều 126; điểm b, khoản 1, Ðiều 127 của Luật Ðất đai năm 2003).

    - Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm b, khoản 1, Ðiều 128 của Luật Ðất đai năm 2003).

    - Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm b, khoản 1, Ðiều 129 của Luật Ðất đai năm 2003).

    - Hợp đồng thế chấp (bảo lãnh) bằng quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Ðiều 130 của Luật Ðất đai năm 2003).

    - Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Ðiều 131 của Luật Ðất đai năm 2003).
    Thân ái!

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com