Hỏi về phân chia tài sản trong trường hợp không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #283287 27/08/2013

    Hỏi về phân chia tài sản trong trường hợp không có di chúc

    Chào luật sư
    Tôi có một số vấn đề mong anh/chị có thể tư vấn giúp.
    Mẹ tôi là con gái thứ 2 trong gia đình có 5 anh chị em (gồm 2 trai và 3 gái). Hai cậu của tôi đã lập gia đình và có con. Cậu lớn đã mất, giờ còn vợ và 1 con gái. Cậu thứ 2 có vợ và 2 người con gái. Ông ngoại tôi đã mất được gần chục năm nay, khi mất không kịp để lại di chúc. Từ trước đến nay, cậu lớn và vợ con ở 1 mảnh đất 200m, trước kia là đất rau 5% do hợp tác xã cấp, giờ chuyển đổi thành đất ở, vợ cậu nói rằng khi ông còn sống đã nhượng quyền sử dụng đất cho nhà cậu tôi, tuy nhiên không có giấy tờ gì chứng thực cả. Nhà cậu thứ 2 vẫn ở trên mảnh đất 130 m của ông bà, lo hương hỏa cho tổ tiên. Bác cả, mẹ tôi và dì tôi đều đi lấy chồng ( cũng ở gần nhà ông bà tôi), hộ khẩu vẫn ở tại xã. Từ trước tới giờ, trong gia đình vẫn chưa xảy ra tranh chấp gì, tuy nhiên khi nói đến vấn đề đất đai, 2 vợ của 2 cậu lại nói rằng, tài sản của ông để lại chỉ chia cho 2 người con trai trong gia đình ( tức 2 cậu của tôi), còn 3 người con gái đi lấy chồng thì không được gì cả trong khi ông ngoại tôi mất đột ngột, không để lại di chúc gì, cũng không có giấy tờ gì chứng thực điều này. Bà ngoại tôi thì cũng nói: cho 2 thằng con trai ( 1 người 200m đất, 1 người 130 m đất)
    Tôi muốn hỏi rằng: Nếu như theo đúng luật,việc phân chia tài sản trong trường hợp không có di chúc, không có giấy tờ này phải phân chia như thế nào?
    Trước kia, bác gái, mẹ tôi và dì tôi đều được xã cấp cho đất rau 5% tại mảnh đất 200m mà cậu lớn đang ở, nhưng vợ cậu lại nói rằng bây giờ đất rau 5% được chuyển thành đất ở theo nghị định 64 và ông đã nhượng cho rồi ( cũng không có giấy tờ gì chứng thực). Vậy liệu bác gái, mẹ và dì tôi có thể lấy lại được phần đất trước kia không?
    Cảm ơn luật sư. Mong được luật sư tư vấn giúp.

     
    6036 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #283426   27/08/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Pháp luật thì công bằng không có một sự phân biệt đối xử nào, trong lĩnh vực thừa kế cũng vậy. Nếu người có di sản để lại thừa kế mà không có di chúc định đoạt di sản đó như thế nào thì về nguyên tắc được chia đều cho những người trong cùng một hàng thừa kế.

    Di sản của người chết để lại chính là: Toàn bộ tài sản của người đó bao gồm: Tài sản riêng, Tài sản chung với vợ chồng, tài sản chung với người khác.

    Hàng thừa kế của người để lại di sản (người chết) được xác định như sau: Vợ, Chồng, Cha đẻ, Mẹ đẻ, Cha nuôi, Mẹ nuôi, Con đẻ, Con nuôi của người chết và còn phát sinh thêm phần thừa kế thế vị. Những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng phần bàng nhau (không ai hơn ai, không có sự phân biệt)

    Căn cứ pháp luật:

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.

    Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Bạn có thể giải quyết được công việc của nhà bạn rồi đấy.

    Luật sư Ngô Thế Thêm

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com