Với vướng mắc của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp thứ nhất, bên cho vay dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người vay lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi này có dấu hiệu của tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015. Điều luật không đòi hỏi giá trị của tài sản chiếm đoạt phải từ bao nhiêu tiền trở lên mà chỉ đòi hỏi người phạm tội có một trong các hành vi được mô tả trong điều luật nhằm chiếm đoạt tài sản là đã thỏa mãn tội này.
Trường hợp thứ hai, bên cho vay đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người vay nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi này có dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170. Nếu như tội cướp tài sản đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi dùng vũ lực tấn công hoặc đe dọa tấn công ngay tức khắc làm người bị tấn công/bị đe dọa tê liệt hoàn toàn ý chí nhằm chiếm đoạt tài sản thì tội cưỡng đoạt chỉ đòi hỏi người phạm tội có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực (thực tế chưa dùng vũ lực) hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần (như sẽ làm lộ bí mật đời tư) và người bị đe dọa không bị tê liệt hoàn toàn ý chí, vẫn còn có thể lựa chọn cách xử sự khác nhưng vẫn miễn cưỡng giao tài sản cho người phạm tội.
Ở cả hai tội trên, pháp luật không đòi hỏi phải chiếm đoạt được tài sản thì mới phạm tội mà pháp luật chỉ đòi hỏi có một trong các hành vi nêu trên là tội phạm đã hoàn thành. Việc gia đình bạn đã khắc phục hậu quả giao nộp 4 zippo và cặp lục bình cho công an và xin đơn bãi nại và xin bên bị hại rút đơn truy tố và xin đình chỉ truy tố chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;