Chào bạn!
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
Điều 133 BLHS quy định về Tội cướp tài sản như sau:
"Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.".
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì phải có yếu tố dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng KHÔNG THỂ CHỐNG CỰ ĐƯỢC nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới phạm tội Cướp tài sản.
Theo thông tin bạn nêu thì sự việc xảy ra giữa anh bạn với ông A có dấu hiệu sử dụng vũ lực "ông A xúc phạm anh tôi nên anh tôi có tát ông A một cái.." tuy nhiên chưa đến mức làm ông A "không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản": Hai bên lập biên bản thỏa thuận về việc trả lại tiền, khi đó còn uống bia, nói chuyện với nhau, chờ mang tiền từ nhà đến trả... nên chưa có căn cứ xác định ông A bị "tê liệt ý chí" do vậy hành vi của các anh bạn chưa cấu thành tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS.
Nếu các anh bạn dùng vũ lực để tấn công, uy hiếp ông A để đòi tiền mua máy, sửa máy: Sử dụng đông người hò hét, chửi bới, dùng hung khí nguy hiểm để dọa nạt, đánh chửi...(chiếm đoạt tài sản) chưa đến mức làm ông A "không thể chống cự được" nhưng buộc phải giao tài sản cho các anh bạn thì mới có thể phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 BLHS.
Nếu không thuộc các trường hợp trên thì chỉ là thỏa thuận dân sự, các anh bạn không phạm tội.
Bạn có chứng kiến việc đó không? Tại cơ quan điều tra thì ông A khai thế nào? Các anh bạn khai thế nào? Tố tụng ở nước ta hiện nay thường trọng chứng hơn trọng cung, án tại hồ sơ. Do vậy, các anh bạn có phạm tội hay không còn phụ thuộc vào chứng cứ, các lời khai của các bên trong hồ sơ vụ án. Ở đây cần làm rõ việc các anh bạn có sử dụng vũ lực hay không và mức độ sử dụng vũ lực đến đâu? Ông A có bị khống chế bởi các anh của bạn hay không? Gia đình bạn có thể mời luật sư tham gia vụ việc để tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các anh bạn và tránh việc tốn kém tiền của một cách không cần thiết...
Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để để được luật sư tư vấn cụ thể hơn.
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.