Chồng có được phép ở nhà của mẹ vợ không

Chủ đề   RSS   
  • #388176 17/06/2015

    Hoamai83

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 790
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Chồng có được phép ở nhà của mẹ vợ không

    Kính chào Luận Sư!

    Chồng em hiện đang sống với em trong căn nhà ba mẹ em để lại , chồng em không hợp với người anh nên đôi lúc cũng có tiếng to tiêng nhỏ , ông anh của em không cho chồng em ở nửa đòi đuổi ra khỏi nhà

    Căn nhà đó chưa phân chia tài sản , ba mẹ em cũng không có lập di chúc

    Chồng em có quyền ở chung với em trong căn nhà mà ba mẹ em để lại khg ? căn nhà hiện tại thì chỉ có vợ chồng em với ông anh sống , anh chị em còn lại có nhà riêng .

    Mong Luật Sư giúp đỡ

    Cám ơn.

     
    5351 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #388418   18/06/2015

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Về mặt pháp lý: Nếu ba mẹ mất không để lại di chúc thì căn nhà là di sản của ba mẹ để lại sẽ chia theo quy định của pháp luật về thừa kế và em (là con) được hưởng một phần trong đó. Vì thế, chồng em được quyền ở chung với em và sử dụng một phần căn nhà nếu em đồng ý chứ ông anh em có quyền gì mà ngăn cản không cho ở (trừ khi ngôi nhà này về lý là thuộc quyền sở hữu của ông trai em - mà điều này là không có). Ngoài ra, chồng em đã ở chung với em như vậy từ lâu giờ đuổi người ta đi thì thử hỏi họ ở đâu?

    Về mặt tình: Là anh em trong gia đình cha mẹ đã mất nên phải thương yêu đoàn kết cùng với nhau. Nếu có phân chia căn nhà thì nên ngồi lại thương lượng cùng nhau để có tiếng nói chung. Nếu anh em không ở chung với nhau được thì người nào nhận nhà sẽ trị giá phần người kia để thới tiền nhằm tạo điều kiệ cho họ tìm chỗ ở khác tránh những xung đột không cần thiết. Chồng em mang phận ở rể cũng nên cố gắng nhịn bớt để yên cửa, vui nhà.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    Hoamai83 (19/06/2015)
  • #388481   18/06/2015

    Chào bạn, tôi xin được tư vấn trường hopự của bạn như sau:

    Theo thông tin bạn đưa ra, bố mẹ bạn mất không để lại di chúc, di sản để lại là một ngôi nhà. 

    Theo quy định của BỘ luatạ dân sự, thì khi một người mất đi không để lại di chúc, thì di sản do người đó để lại sẽ được chia theo phép luật và chia theo hàng thừa kế, quy định tại Điều 676 BLDS về Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    Do vậy, di sản thừa kế của bố mẹ bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế trên. Vì vậy, bạn sẽ được một suất thừa kế theo quy định của pháp luật của di sản thừa kế trên. 

    Chồng bạn không phải là người được hưởng di sản thừa kế do bốmẹ bạn để lại. Vì di sản của bố mẹ bạn chưa được chia, do vậy khi chồng bạn ở phải có sự đồng ý của các đồng thừa kế vì đây là tài sản chung của các đồng thừa kế. 

    Vù vaỵa, đề đảm bảo quyền và lợi ích cho bạn, cho chồng bạn, tránh làm rạn nứt tình cảm anh em trong gia đình, bạn nên tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế, và làm văn bản thỏa thuận di sản thừa kế của bố mẹ, nhận suất di sản của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #388546   19/06/2015

    Hoamai83
    Hoamai83

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 790
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Kính chào Luật Sư,

    Xin tư vấn em với

    Nếu như trong số người thừa hưởng tài sản chung của ba mẹ em không đồng ý bán nhà thì căn nhà đó có được bán không ?

    Em và 2 chị gái thì không muốn bán căn nhà do ba mẹ để lại

    Hiện tại anh em và vợ chồng em ở chung nhà ba mẹ để lại . 8 người khác (trong đó 1 người đã qua đời nhưng không có con cái ) đều có nhà riêng  , nhưng người anh đang sống cùng tôi muốn bán căn nhà do ba mẹ để lại

    Căn nhà ba mẹ để lại chưa phân chia tài sản , mẹ em mất hơn 10 năm , còn ba thì mất được 5 năm

    Mong Luật Sư giúp đỡ , cám ơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #390191   01/07/2015

    Chào bạn, đối với trường hợp của bạn tôi xin được tư vấn như sau:

    Thứ nhất: Về việc phân chia di sản thừa kế

    Căn cứ theo Điều 685 BLDS quy định về " Phân chia di sản theo pháp luật" thì: 

    "2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia"

    Vì anh trai bạn là người thừa kế theo quy định của pháp luật, nên anh trai bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là ngôi nhà của bố mẹ bạn để lại. 

    Trong trường hợp bạn không muốn bán nhà đó, và anh trai bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế.Do vậy, nếu bạn muốn giữ lại ngôi nhà thì phải trả cho anh trai bạn một khoản tiền tương đương với phần di sản thừa kế anh trai bạn được hưởng. Nếu bạn không đồng ý, thì Tòa án có thể sẽ ra bản án chia di sản thừa kế bằng việc bán ngôi nhà.

    Trên đây, là quan điểm của tôi về vấn đề này, mong rằng sẽ giúp được bạn tháo gỡ được thắc mắc của mình

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com