Chào bạn vantcqt!
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Đối với tài sản:
* Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về việc chia tài sản khi ly hôn như sau: "Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Như vậy, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc phân chia tài sản. Nếu các bên không thể thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu thì Tòa án mới giải quyết theo quy định tại Khoản 2, Điều 95 LHN&GĐ.
* Về phương thức phân chia tài sản thì vợ chồng bạn hoàn toàn có quyền tự thỏa thuận bằng nhiều cách:
- Một bên nhận toàn bộ tài sản là hiện vật và thanh toán giá trị bằng tiền cho bên kia;
- Mỗi bên nhận một số lượng hiện vật nhất định, hiện vật bên nào giá trị nhiều hơn thì thanh toán phần chênh lệch cho bên kia để đảm bảo công bằng theo kiểu “chia đều”;
- Bán tất cả tài sản và chia bằng tiền theo tỷ lệ công sức hoặc chia đôi bằng nhau
- Một bên không nhận gì và cho bên kia toàn bộ tài sản (thực tế có xảy ra trường hợp như vậy)…
Có thể còn nhiều cách khác mà các bên có thể tự thỏa thuận miễn là thỏa thuận đó tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền định đoạt tài sản và phù hợp với quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản (đối với những loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu).
Nếu các bên không thể thỏa thuận được phương thức phân chia và giá trị tài sản chung và có yêu cầu thì Tòa án mới phải giải quyết, khi đó tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết như đã nói ở trên.
2. Đối với con cái:
- Nếu tài sản trong gia đình có sự đóng góp công sức của con trong việc duy trì bảo quản, phát triển tài sản thì phải chia một phần tài sản cho con căn cứ trên công sức đóng góp cụ thể. Nếu các con còn nhỏ, chỉ ăn học, tiêu tốn... mà không có công sức đóng góp, tạo lập tàn sản chung của bố mẹ thì con không được chia tài sản.
- Về nguyên tắc cấp dưỡng thì sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế học hành, sinh hoạt của con ở địa phương đó, dựa vào mức sống bình quân ở địa phương và khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng thì Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng. Nếu các bên thỏa thuận với nhau được về việc cấp dưỡng thì Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận đó.
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.