xin tư vấn về luật lao động

Chủ đề   RSS   
  • #353863 02/11/2014

    tranminhluan1901

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin tư vấn về luật lao động

    Dear anh/ chị. Em làm tại cty được gần 4 tháng theo hợp đồng lao động có thời hạn là 1 năm. Nhưng gần đây cty gặp khó khăn và phải sa thải lượng lớn công nhân, bảo trì và một số vị trí quản lý trong nhà máy. Nhưng có một điều bất cập là cty không hề báo trước về thời gian nghỉ việc hay thanh lý hợp đồng. Em cũng nằm trong trường hợp đó. Khi được gọi lên phòng nhân sự họ buộc mình phải kí vào đơn xin nghỉ việc và sẽ được bồi thường 1 tháng lương, nếu không kí cũng không được đi làm vì công ty đã hết việc. Hiện tại thì em chưa kí đơn nghỉ việc đó. Vậy cho em hỏi, khi công ty buộc công nhân nghỉ việc như vậy là đúng hay sai nếu sai thì cty đã vi phạm vào điều mấy của bộ luât lao động và khoản bồi thường cho việc vi phạm đó như thế nào. Việc cho công nhân nghỉ việc có phải làm biên bản thanh lí hợp đồng hay không. Nếu khởi kiện cty, thì em cần chuẩn bị những thủ tục gì và khởi kiện ở đâu ? Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý anh chị. Trân trọng. Trần Minh Luân
     
    6681 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #353913   02/11/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    1. Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    Khoản 1, điều 38 Bộ Luật Lao động quy định, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

    "a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật lao động."

    Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nghĩa vụ báo trước của người sử dụng lao động như sau:

    "a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng".

    Như vậy, chỉ trong một số trường hợp nhất định người sử dụng lao động mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải thông báo trước cho người lao động.

    - Ngoài ra, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

    1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động.

    2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

    3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ Luật Lao động.

    4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    - Theo điều 42 Bộ Luật Lao động, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các quy định như trích dẫn nêu trên, người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

    "1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

    3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước".

    2. Giải pháp

    Theo điều 00 và điều 201 của Bộ Luật Lao động, bạn có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động hoặc tòa án. Trường hợp tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động bạn có thể khởi kiện ra tòa án ngay mà không cần phải thông qua hòa giải viên.

    Thời hiệu khởi kiện ra toàn án là 1 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.

    Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

    - Đơn khởi kiện;

    - Hợp đồng lao động; các chứng cứ chứng minh sai phạm của người sử dụng lao động.

    - Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện như: chứng minh nhân dân/hộ khẩu (bản sao chứng thực).

    Tòa án có thẩm quyền là tòa án nhân dân cấp huyện (với doanh nghiệp trong nước) hoặc tòa án nhân dân cấp tỉnh (nếu doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) nơi được đặt trụ sở chính.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

    Cập nhật bởi daolienluatsu ngày 02/11/2014 05:42:39 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #353926   02/11/2014

    tranminhluan1901
    tranminhluan1901

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chị cho em hỏi thêm về nội dung câu hỏi trên

    Dear chị Liên - Công ty Luật Tiền Phong. Trước tiên em xin cám ơn chị về nội dung trả lời trên. Nhưng chị cho em hỏi chi tiết hơn về điều 42, trường hợp của em nếu cty bồi thường hợp đồng thì em sẽ được chi trả tổng cộng 4 tháng lương theo như khoản 1 và 3 của điều này phải không chị. Ngoài ra cty còn phải làm cho em biên bản thanh lý hợp đồng phải không chị. Chị vui lòng cho em xin thêm mẫu biên bản thanh lý hợp đồng nha chị. Trân trọng cám ơn chị. Trần Minh Luân
     
    Báo quản trị |  
  • #372769   05/03/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    1. Về tiền bồi thường và tiền trợ cấp

    Theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động 2012, nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ có nghĩa vụ nhận người lao động trở lại làm việc, ngoài ra phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Khoản 3 ĐIều 42 Luật Lao động quy định: khi người sử dụng lao đông không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động cũng không muốn quay trở lại làm việc thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động: (i) Tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trong những ngày người lao động không được làm việc; (ii) Ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; (iii) Tiền trợ cấp thôi việc theo quy định; (iv) Khoản tiền bồi thường thêm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Như vậy, nếu công ty bạn không muốn nhận bạn trở lại làm việc và bạn đồng ý thì bạn sẽ được nhận tiền lương trong thời gian không được làm việc do công ty chấm dứt hợp đồng trái quy định, ít nhất 04 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; tiền trợ cấp thôi việc theo quy định.

    2. Biên bản thanh lý hợp đồng lao động

    Pháp luật lao động không bắt buộc hai bên phải lập biên bản thanh lý hợp đồng khi hai bên chấm dứt quan hệ lao động, tuy nhiên, để chặt chẽ hai bên cũng có thể lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động. Bạn có thể tham khảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động tại đây.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net