Cách nào để chia tay và dành quyền nuôi con?

Chủ đề   RSS   
  • #76698 02/01/2011

    cangiaiquyet

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cách nào để chia tay và dành quyền nuôi con?

    Tôi với chồng tôi cưới 2009 và có 1 bé gái 10 tháng tuổi, chúng tôi không có đăng ký kết hôn.

    Chồng tôi vui thì không sao còn buồn thì cứ đánh tôi, nay tôi muốn li dị. Vợ chồng tôi đang sống bên nhà mẹ ruột cho. chồng tôi không có công ăn việc làm, tất cả chi phí trong nhà 1 tay tôi lo, chồng tôi không hề quan tâm tới con.

    Nhưng nay tôi không thể chiu được cách bạo hành của chồng tôi nên không muốn ở chung nữa, nhưng chồng tôi nói nếu muốn chồng đi thì phải bắt con theo và không cho tôi gặp con.

    Tôi đã xuống phường mình đang ở để hỏi về vấn đề này, nhưng phường nói nếu tòa triệu tập mà chồng tôi không ra thì không thể giải quyết được, và nếu chồng tôi đem giấu con thì tòa cũng bó tay.

    Con tôi còn rất nhỏ, từ xưa giờ 1 tay tôi chăm lo cho nó, bà nội cháu (tất mẹ chồng tôi) thường hay cho con tôi uống thuốc ngủ mỗi khi cháu khóc, để cháu khỏi phải nhớ mẹ, nhưng nếu cứ uống thời gian như vậy thì con tôi sao chịu nỗi.

    Nay tôi nhờ luật sư tư vấn và hướng dẫn tôi cách giải quyết chuyện này, vì cứ thời gian dài tôi sợ con tôi sẽ không chịu nỗi.

    Ba mẹ chồng tôi cũng muốn bắt cháu nên không can thiệp chuyện này để chồng tôi tự giải quyết theo cách của chồng tôi.

    Tôi đang rất cần sự giúp đỡ và hướng dẫn tôi tất cả thủ tục để tôi sớm đưa con tôi về, vì cháu có bướu máu và đang điều trị dang dở

    Cập nhật bởi cangiaiquyet ngày 02/01/2011 06:40:13 PM
     
    4890 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #76816   03/01/2011

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào chị

    Cách giải quyết như sau:

    Hai vợ chồng chị ko đăng ký kết hôn nên nếu có yêu cầu ly hôn, tòa án sẽ thụ lý và quyết định không công nhận quan hệ hôn nhân và giải quyết việc nuôi con như sau:

    - Do con của chị chưa đầy 3 tuổi nên theo quy định của pháp luật, chị là người được phép nuôi con và chồng chị phải cấp dưỡng nuôi con.

    - Chị có quyền yêu cầu tòa án có biện pháp khẩn cấp để gia đình bên chồng chị trả con cho chị trực tiếp nuôi và tránh việc liên tục cho cháu uống thuốc ngủ sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng tới thần kinh trẻ.

    Thân

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #76951   04/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Chào chị
    Tuy hai anh chị không đăng ký kết hôn nhưng khi Không muốn sống chung nữa thì toàn án vấn giải quyết chuyện con cái và tài sản như hai vợ chồng.

    Do con chị mới 10 tháng tuổi nên nguyên tắc là sẽ giao cho người mẹ nuôi và chồng chi không có quyền ly hôn  khi con dưới 12 tháng tuổi và Vợ dang có thai.

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác


    Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

    Còn mẹ  chồng của chị không có quyền giữ con của chị, chị có thể yêu cầu tòa án giải quyết để lấy con về. Chứ cữ tình hình này  không tốt cho chau, nhất là chuyện cho cháu uống thuốc ngủ.

    chúc chị thành công.

    chào chị.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com