Theo luật sư Bùi Công Thành (Giám đốc Công ty TNHH TƯ LUẬT) các cá nhân thuộc các đối tượng nêu trên cần lưu ý một số điểm như sau khi thực hiện quyết toán thuế:
Kỳ tính thuế và khấu trừ thuế:
Tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định:
“Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công”
|
Hiện nay có rất nhiều người nghĩ rằng thuế TNCN được nộp theo từng tháng hoặc tính theo từng lần phát sinh thu nhập. Đây là quan điểm sai. Thuế TNCN sẽ được tính theo kì tính thuế năm, và được tính bằng thu nhập tính thuế bình quân hàng tháng.
Trên thực tế, các tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải khấu trừ tiền lương và thay người lao động nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế hàng quý, hàng tháng. Số thuế này chỉ là khoản thuế tạm tính. Chính vì thế khi kết thúc năm tài chính các tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải tiến hành quyết toán thuế cho cả năm. Đối với các cá nhân có thu nhập, nếu như có nhu cầu hoàn thuế hoặc nghĩa vụ nộp bổ sung thuế còn thiếu cũng sẽ phải nộp quyết toán thuế.
Về việc khấu trừ thuế trong năm 2012, căn cứ mục 2 Công văn 8465/BTC-CST ngày 22/06/2012 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:
2. Cục thuế thông báo cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh triển khai công việc sau đây: Từ 01/7/2012 đến 31/12/2012 tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN), chưa thu thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của Luật thuế TNCN.
|
Do vậy kể từ ngày 01/07/2012 đến hết ngày 31/12/2012 các tổ chức, cá nhân trả thu nhập tạm thời không tính thuế, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 (thu nhập tính thuế nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng ). Riêng đối với một số trường hợp cá nhân phải tự kê khai thuế mà không thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì tạm thời không phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân hàng tháng theo như quy định.
Tính thuế TNCN và thuế TNCN được miễn trong năm 2012
Thu nhập tính thuế: Là tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh (bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng,…) trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản giảm trừ theo quy định.
Thu nhập tính thuế bình quân tháng: là mức thu nhập tính thuế bình quân 1 tháng trong năm, được tính bằng công thức:
Thu nhập tính thuế bình quân tháng
|
=
|
Tổng thu nhập tính thuế
|
12 tháng
|
Thuế TNCN năm 2012 sẽ được tính dựa vào thu nhập tính thuế bình quân tháng theo hướng dẫn tại mục V, Công văn 187:
1. Đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh:
Số thuế phải nộp cả năm
|
=
|
Thu nhập tính thuế bình quân tháng
|
x
|
Thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần tháng
|
x
|
12 tháng
|
2. Đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh bình quân tháng đến mức phải chịu thuế Thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần (nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng) thì được miễn thuế 6 tháng cuối năm 2012:
Số thuế được miễn
|
=
|
Thuế phải nộp năm 2012 x 6 tháng
|
12 tháng
|
Mặt khác, tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 140/2012/TT-BTC ngày 21/08/2012 có quy định:
“2. Cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ bậc 2 trở lên của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần.”
|
Điều này có nghĩa là nếu cá nhân có thu nhập tính thuế bình quân hàng tháng lớn hơn 5 triệu đồng thì không được miễn thuế thu nhập cá nhân 6 tháng cuối năm.
Như vậy, để phân biệt được đâu là đối tượng được miễn thuế hay phải nộp thuế cho 6 tháng cuối năm 2012 ( kể từ ngày 01/07/2012 đến hết ngày 31/12/2012 ) chúng ta cần xác định cho được “thu nhập tính thuế bình quân tháng” của cả năm 2012 có vượt qua mức thu nhập tính thuế được quy định ở bậc 1 ( tức bình quân đến 5.000.000 đồng/tháng ) của Biểu thuế lũy tiến từng phần hay không.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Về việc xác định số thuế được miễn, theo anh Phạm Thanh Hữu (chuyên viên pháp lý thuvienphapluat.vn), việc miễn thuế đã được quy định từ Nghị quyết 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và các nhân
Liệu cách tính theo Công văn 187 có đúng với tinh thần tại Nghị quyết 29/2012/QH13 về ban hành một s��� chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và các nhân hay không?
Khoản 3 điều 1 Nghị quyết 29:
“Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Điều 22 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12”.
|
Giả định, ông A có tổng thu nhập tính thuế 6 tháng đầu năm 2012 là 36 triệu đồng, tổng thu nhập tính thuế 6 tháng cuối năm 2012 là 30 đồng. Theo quy định của Nghị quyết 29 thì ông A sẽ được miễn thuế TNCN 6 tháng cuối năm. Nhưng theo cách tính tại Công văn 187 lại khác:
*Cách tính thuế tại Công văn 187 đối với ông A như sau:
- Thu nhập tính thuế bình quân tháng = (36 + 30) : 12 = 5.5 triệu đồng
- Số thuế phải nộp cả năm = [(5 x 5%) + (0.5 x 10%)] x 12 = 3.6 triệu đồng
*Cách tính thuế theo Nghị quyết 29 đối với ông A như sau:
- Thuế TNCN 6 tháng đầu năm = [(5 x 5%) + (1 x 10%)] x 6 =2.1 triệu đồng
- Thuế TNCN 6 tháng cuối năm được miễn
|
Như vậy, theo quy định tại Nghị quyết 29 thì số thuế thực đóng của A chỉ là 2.1 triệu đồng, nhưng theo công văn 187 lại lên đến 3.6 triệu đồng.
Phải chăng cách xác định số tiền miễn thuế TNCN 2012 của công văn 187 không đúng với tinh thần của nghị quyết 29?
|