Quyết định số 22/2003/hđtp-hs ngày 06-11-2003 về vụ án quách thị bích tuyên phạm tội "lạm dụng tín nhiệm..." và "tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Chủ đề   RSS   
  • #264705 28/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


    Quyết định số 22/2003/hđtp-hs ngày 06-11-2003 về vụ án quách thị bích tuyên phạm tội "lạm dụng tín nhiệm..." và "tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

    Số hiệu

    22/2003/HĐTP-HS

    Tiêu đề

    Quyết định số22/2003/hđtp-hs ngày 06-11-2003 về vụ án quách thị bích tuyên phạm tội "lạm dụng tín nhiệm..." và "tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

    Ngày ban hành

    06/11/2003

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Hình sự

     

    QUYẾT ĐỊNH SỐ22/2003/HĐTP-HS NGÀY 06-11-2003
    VỀ VỤ ÁN QUÁCH THỊ BÍCH TUYÊN PHẠM TỘI
    "LẠM DỤNG TÍN NHIỆM..." VÀ "TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN"

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    .........

    Tại phiên toà ngày 06-11-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo:

    l. Quách Thị Bích Tuyên, sinh năm 1963; trú tại ấp Thạnh Phước 1, xã Trung An, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ; khi phạm tội là Chủ doanh nghiệp tư nhân Hiệp Thành Hưng; con ông Quách Thành Hiệp và bà Lê Thị Nhành (đã chết); có chồng là Nguyễn Văn Hoà (là bị cáo trong vụ án) và 1 con; bị bắt giam từ ngày 12-06-1999.

    2. Nguyễn Văn Hoà, sinh năm 1960; trú tại ấp Thạnh Phước 1, xã Trung An, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ; làm nghề kinh doanh chế biến lương thực; con ông Nguyễn Văn Chuông và bà Lại Thị Ba (đều đã chết); là chồng bị cáo Tuyên.

    Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn công thương - Chi nhánh tại Cần Thơ.

    Nguyên đơn dân sự: Công ty lương thực An Giang - Chi nhánh tại Cần Thơ.

    NHẬN THẤY:

    Doanh nghiệp chế biến lương thực Hiệp Thành Hưng thành lập năm 1995 do Quách Thị Bích Tuyên làm chủ. Trong thời gian kinh doanh vợ chồng Quách Thị Bích Tuyên và Nguyễn Văn Hoà đã ký nhiều hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh tế Nhà nước và tư nhân nhận hàng ứng tiền mà không thực hiện hợp đồng. Tuyên còn vay tiền của một số cá nhân rồi chiếm đoạt và bỏ trốn. Tổng số tiền bị cáo lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt là 10.978.742.080 đồng (trong đó của các đơn vị kinh tế Nhà nước là 5.536.500.000 đồng, của công dân là 5.442.242.080 đồng), cụ thể:

     

    1. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

    Ngày 10-03-1999, Giám đốc Công ty Ninh Kiều (Vưu Chấn Hùng) ký hợp đồng số 14 với Nguyễn Văn Hoà với nội dung: Công ty Ninh Kiều bán cho Hoà 600 tấn gạo 10% tấm, giá 2.900.000 đồng/tấn thành tiền là 1.870.500.000 đồng; Hoà phải thanh toán cho Công ty Ninh Kiều 100% tiền mặt sau 5 ngày. Nhưng sau khi nhận được gạo Hoà và Tuyên đã giao cho Xí nghiệp 347 Công ty Sông Hồng - Quân khu 3 để trừ nợ mà không trả tiền cho Công ty Ninh Kiều.

    Khi hợp đồng số 14 chưa được thanh toán, Công ty Ninh Kiều lại ký hợp đồng số 15 mua của Hoà - Tuyên 500 tấn gạo trị giá 1.350.000.000 đồng và đã ứng trước cho Hoà 1.204.000.000 đồng, nhưng vẫn không nhận được gạo. Cả hai hợp đồng Hoà và Tuyên đã chiếm đoạt của Công ty Ninh Kiều 3.070.500.000 đồng.

    Tuyên còn lợi dụng lòng tin của 157 người để vay, mượn tiền rồi chiếm đoạt 5.442.242.080 đồng.

     

    2. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Cuối năm 1997 biết không còn khả năng thanh toán nợ, nhưng Quách Thị Bích Tuyên vẫn dùng mọi thủ đoạn liên hệ với các đơn vị kinh tế ngoài tỉnh để ký hợp đồng nhằm chiếm đoạt tài sản, cụ thể:

    Ngày 02-04-1999, thông qua Trần Văn Danh phó giám đốc Xí nghiệp bao bì thuộc Công ty lương thực An Giang, Tuyên ký hợp đồng số 10 với Nguyễn Thị Hồng - Giám đốc- xí nghiệp bao bì với nội dung: Tuyên bán cho Xí nghiệp bao bì 1.000 tấn gạo 25% tấm trị giá 2.650.000.000 đồng và được ứng 1.590.000.000 đồng. Cùng ngày hai bên ký hợp đồng số 11 với nội dung: Tuyên bán cho Xí nghiệp bao bì 500 tấn gạo trị giá 1.460.000.000 đồng và được ứng 876.000.000 đồng. Ngày 03-04-1999, Tuyên đến Xí nghiệp bao bì nhận số tiền được ứng là 2.466.000.000 đồng. Số tiền này Tuyên sử dụng 1.080.000.000 đồng trả nợ cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương - Chi nhánh tại Cần Thơ và 600.000.000 đồng trả cho Xí nghiệp 347 Công ty Sông Hồng, Quân khu 3. Số tiền còn lại Tuyên và Hoà chiếm đoạt rồi bỏ trốn. Đến ngày 12-06-1999 Tuyên bị bắt và ngày 0l-02-2000 Hoà ra đầu thú.

     

    Bản án hình sự sơ thẩm số 92/HSST ngày 28-04-2001 Tòa án nhân dân tỉnh Cần Thơ áp dụng khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 140, khoản 1 Điều 46, Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt Quách Thị Bích Tuyên 20 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Buộc Tuyên phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 tội là 20 năm tù.

    Áp dụng khoản 3 Điều 135, khoản 3 Điều 38, Điều 44 Bộ luật Hình sự năm 1985, xử phạt Nguyễn Văn Hoà 3 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.

    Áp dụng các Điều 41, 42 Bộ luật Hình sự năm 1999.

    1. Buộc 2 bị cáo phải liên đới bồi thường cho:

    a) Công ty Ninh Kiều Cần Thơ 3.070.500.000 đồng.

    b) Công ty lương thực An Giang 2.466.000.000 đồng.

    c) Bồi thường cho các cá nhân khác 5.442.242.080 đồng.

    Tổng cộng = 10.978.742.080 đồng.

    2. Buộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn công thương chi nhánh tại Cần Thơ giao nộp lại 1.080.000.000 đồng.

    3. Buộc Xí nghiệp 347 thuộc Công ty Sông Hồng - Quân khu 3 giao nộp lại 600.000.000 đồng.

    4. Tiếp tục quản lý số tiền 125.485.800 đồng.

    5. Tiếp tục kê biên, phát mãi tài sản... Các tài sản thu được giao cho cơ quan thi hành án để thi hành cho tất cả các đơn vị và các cá nhân tại khoản 1.

    6. Giao cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn công thương Chi nhánh tại Cần Thơ giấy tờ thế chấp tài sản theo hợp đồng thế chấp đã ký (ngoài số tài sản bị kê biên).

    - Ngày 08-05-2001, Quách Thị Bích Tuyên có đơn kháng cáo, xin xem xét giảm hình phạt và được phát mãi số tài sản hiện có để trả nợ.

     

    - Ngày 03-05-2001, bà Nguyễn Thị Hồng đại diện cho Xí nghiệp bao bì thuộc Công ty lương thực An Giang có đơn kháng cáo xin được nhận số tiền Ngân hàng Thương mại cổ phần và Xí nghiệp 347 nộp lại và buộc bị cáo phải trả tiền lãi suất của số tiền vay Ngân hàng mà bị cáo chiếm đoạt.

    - Ngày 04-05-2001, Công ty lương thực An Giang có đơn kháng cáo yêu cầu xét lại phần dân sự, trả cho Công ty lương thực số tiền thu từ Ngân hàng Thương mại cổ phần 1.080.000.000 đồng, từ Xí nghiệp 347 Công ty Sông Hồng 600.000.000 đồng và được tính lãi suất của số tiền bị chiếm đoạt.

     

    - Ngày 08-05-2001, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn công thương có đơn kháng cáo không phải nộp lại 1.080.000.000 đồng hoặc được ưu tiên thanh toán khi phát mãi tài sản mà Tuyên đã thế chấp.

    - Các bị hại: Ông Lê Ngọ Ân, bà Hầu Thị Ghết, bà Hồ Thị Cuống, bà Ngô Thị Hoà kháng cáo xét xử  lại phần dân sự.

    - Bản án Hình sự phúc thẩm số 1748/HSPT ngày 18-10-2001 Toà Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên Bản án sơ thẩm về phần hình sự, sửa về phần trách nhiệm dân sự, cụ thể:

    Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương chi nhánh tại Cần Thơ không phải nộp lại 1.080.000.000 đồng.

    Bác yêu cầu tính lãi suất trên số tiền bị cáo Tuyên phải bồi thường cho Công ty lương thực An Giang và bà Nguyễn Thị Hồng.

    Kháng nghị số27/VKSTC-V3 ngày 17-07-2003, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhấn dân tối cao huỷ quyết định phần dân sự của Bản án Hình sự phúc thẩm số 1748/HSPT ngày 18- 10-2001 của Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể quyết định:

    Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương chi nhánh tại Cần Thơ không phải giao nộp lại 1.080.000.000 đồng và bác yêu cầu được tính lãi suất trên số tiền bị cáo Tuyên phải bồi thường của Công ty lương thực An Giang; Giao hồ sơ vụ án cho Toà Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh để xét xử lại cho đúng quy định của pháp luật với nhận định: Toà án cấp sơ thẩm buộc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương chi nhánh tại Cần Thơ nộp lại số tiền 1.080.000.000 đồng và Xí nghiệp 347 nộp lại 600.000.000 đồng mà các bị cáo Tuyên - Hoà đã trả cho các đơn vị này là đúng. Vì số tiền này bị cáo Tuyên lừa đảo chiếm đoạt của Xí nghiệp bao bì xuất khẩu thuộc Công ty lương thực An Giang mang trả cho 2 đơn vị trên. Nhưng Toà án cấp phúc thẩm nhận định số tiền bị cáo Tuyên trả cho Ngân hàng không thể nói là tiền tang vật vụ án và quyết định Ngân hàng Thương mại Cổ phần không phải nộp lại số tiền này là không đúng nội dung của các Điều 41 và 42 Bộ luật Hình sự và điểm b khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

    Khoản tiền 600.000.000 đồng mà các bị cáo trả cho Xí nghiệp 347 bị kháng cáo nhưng cấp phúc thẩm chưa xem xét là chưa phù hợp với Điều 214 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

    - Về yêu cầu tính lãi suất số tiền bị chiếm đoạt mà Công ty lương thực An Giang phải vay Ngân hàng là hợp lý cần được xem xét.

    XÉT THẤY:

    Các khoản tiền 1.080.000.000 đồng và 600.000.000 đồng mà bị cáo Quách Thị Bích Tuyên trả cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương chi nhánh tại Cần Thơ và Xí nghiệp 347 là tiền do hành vi lừa đảo của Tuyên chiếm đoạt của Công ty lương thực An Giang, nên phải được thu hồi lại trả cho Công ty lương thực An Giang.

    Toà án cấp sơ thẩm tuyên tiếp tục kê biên phát mại tài sản trong đó có cả khoản tiền 2 đơn vị trên giao nộp để chia đều cho các bị hại và nguyên đơn dân sự là không đúng vì Công ty lương thực An Giang là đơn vị bị chiếm đoạtsố tiền trên.

    Toà án cấp phúc thẩm không buộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương chi nhánh tại Cần Thơ nộp lại 1.080.000.000 đồng là không phù hợp với quy định tại các Điều 41, 42 Bộ luật Hình sự và không xem xét kháng cáo của Công ty lương thực An Giang đối với khoản tiền 600.000.000 đồng là vi phạm thủ tục tố tụng (bỏ sót kháng cáo)

    Khoản tiền 2.466 triệu đồng Công ty lương thực An Giang bị QuáchThị Bích Tuyên lừa đảo chiếm đoạt là tang vật vụ án nên Toà án cấp phúc thẩm bác yêu cầu tính lãi suất là đúng pháp luật.

    Vì  các lẽ trên và căn cứ vào Điều 254, 256 Bộ luật Tố tụng Hình sự,

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Huỷ phần quyết định của Bản án hình sự phúc thẩm số 1748/HSPT ngày 18-10-2001 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về việc “không buộc ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương- chi nhánh tại Cần Thơ phải giao nộp lại 1.080.000.000đồng”. Giao hồ sơ vụ án cho Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh để xét xử phúc thẩm lại theo qui định của pháp luật đối với kháng cáo của Công ty lương thực An Giang về khoản tiền 1.080.000 đồng và khoản 600.000.000 đồng .

    2. Các quyết định khác của Bản án Hình sự phúc thẩm không bị kháng nghị giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật.

    Lý do huỷ một phần Bản án phúc thẩm:

    Toà án cấp phúc thẩm quyết định số tiền bị cáo đã chiếm đoạt không phải trả lại cho chủ sở hữu là không đúng pháp luật. Toà án cấp phúc thẩm còn bỏ sót kháng cáo.

     

     
    3134 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận